Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ho có đờm là ho kèm theo chất dịch nhầy trong cổ họng, gây ứ đọng, ngứa và muốn khạc nhổ ra ngoài. Người bị ho đờm thường cảm thấy ngứa rát cổ họng, mệt mỏi vì khạc đờm nhiều lần. Để làm giảm cơn ho và tiêu đờm người bệnh có thể sử dụng các thuốc trị ho có đờm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khi bị ho hay ho có đờm người bệnh thường mua siro trị ho để uống. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có tác dụng khi sử dụng một loại thuốc ho. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thuốc trị ho có đờm như thành phần có trong sản phẩm và các lưu ý khi sử dụng nhé.
Những loại thuốc trị long đờm thường được sử dụng trong trường hợp người bệnh gặp rắc rối với chất nhầy đường thở, không thể khạc nhổ ra ngoài. Hoặc trường hợp viêm nhiễm làm tăng độ đặc của dịch tiết trên bề mặt của hệ thống biểu mô đường hô hấp. Biểu hiện là đờm đặc, có màu bất thường như xanh, vàng hoặc nâu. Vậy các loại thuốc nên dùng lúc này là gì thì mời bạn xem tiếp ở phía dưới nhé.
Thuốc long đờm thường có các hoạt chất như guaifenesin, muối amoni, muối iot, ipecac, natri benzoat, terpin,… có tác dụng làm loãng đờm do tăng thể tích đờm, tăng tiết dịch làm loãng đờm và dễ dàng đào thải ra ngoài nhờ phản xạ ho.
Thuốc tiêu chất nhầy thường có các hoạt chất như acetylcystein, bromhexin, ambroxol, carbocisteine,… làm thay đổi cấu trúc liên kết trong dịch nhầy. Khiến đờm giảm bớt độ đặc và dễ dàng khạc nhổ ra ngoài.
>> Xem ngay: Thuốc Olesom - Siro tan đàm, trị ho, tiêu chất nhầy trong điều trị bệnh hô hấp cho trẻ em và người lớn.
Nhóm thuốc long đờm và tiêu chất nhầy giúp giảm độ đặc của đờm và chất nhầy khi ho để dễ dàng đẩy ra ngoài hơn. Tuy nhiên thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như tràn dịch phổi và làm tổn thương lớp chất nhầy bảo vệ của niêm mạc dạ dày dễ dẫn đến các bệnh viêm loét dạ dày. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng thuốc long đờm ở người có tiền sử viêm loét dạ dày, tá tràng. Thuốc long đờm không có cơ chế tác động vào triệu chứng ho nên không thể sử dụng để giảm ho.
Thuốc giảm ho chỉ dùng cho người bệnh chỉ bị ho khan, không dùng cho người ho có đờm và có triệu chứng suy hô hấp. Nên sử dụng liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể, để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Không nên sử dụng kết hợp thuốc ho và thuốc long đờm cùng lúc vì chất nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn nhưng lại không khỏi ho. Những loại thuốc trị ho có sự kết hợp của các thành phần như Atussin, Neo Codion, Codepect, Arsiba,... ngoài gây ra tác dụng phụ còn có thể gây tương tác nguy hiểm với các thuốc khác khi cùng sử dụng.
Tình trạng ho có đờm sẽ càng khó chịu hơn về đêm, khiến người bệnh không ngủ được và gây mệt mỏi cho ngày hôm sau. Chính vì thế tìm cách giảm ho đờm là điều cần thiết. Dưới đây là một số cách trị ho long đờm bằng nguyên liệu tự nhiên phù hợp cho những ai mới bị, triệu chứng còn nhẹ.
Muối có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, còn giảm ngứa rát và tiêu đờm nhanh chóng. Do đó sử dụng nước muối súc miệng hằng ngày sẽ giúp làm giảm triệu chứng nhanh chóng.
Cách thực hiện: Bạn chỉ cần 10g muối hoà với 1 lít nước ấm và sử dụng hằng ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra bạn có thể dễ dàng tìm mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc. Thực hiện thường xuyên sẽ giảm đau rát cổ họng, tiêu đờm.
Mật ong có các thành kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng viêm. Đồng thời mật ong cũng có nhiều vitamin và khoáng chất giúp nâng cao sức khỏe chống lại vi khuẩn có hại. Thành phần acid amin trong mật ong hỗ trợ rất tốt cho các bệnh về đường hô hấp.
Cách thực hiện: Lấy 1 muỗng mật ong nguyên chất hoà với 1 ly nước ấm để uống. Uống vào mỗi sáng thức dậy bạn sẽ cảm thấy hiệu quả giảm đờm, giảm ho rõ rệt.
Gừng là nguyên liệu quá quen thuộc trong mỗi gia đình, với tính ấm, vị cay nên thường được dùng để trị ho, làm ấm cơ thể. Ngoài ra gừng còn có tác dụng kháng viêm, làm ấm cổ họng giảm các cơn ho.
Cách thực hiện: Rửa sạch và gọt vỏ 1 củ gừng tươi, đập dập và cho vào ly nước sôi khoảng 10 - 15 phút để tinh chất trong gừng tiết ra, nên uống khi nước gừng còn ấm. Ngoài ra bạn có thể cắt gừng thành lát mỏng và ngâm vào chén muối để ngậm trong miệng. Thực hiện cách này 1 - 2 lần/ ngày sẽ thấy hiệu quả giảm ho và loãng đờm.
Lá húng chanh rất có hiệu quả hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ho có đờm. Thành phần cavaron trong lá trị ho rất tốt nên được nhiều người sử dụng chữa ho, giải cảm.
Cách thực hiện: Lá húng chanh rửa sạch, ngâm muối để loại bỏ tạp chất. Vò nát và hãm trong nước sôi 5 phút rồi dùng uống khi còn ấm. Thêm một cách khác mà bạn có thể áp dụng đó là chuẩn bị vài quả quất, lá húng chanh và đường phèn, mang đi hấp cách thuỷ lấy phần nước tiết ra để sử dụng mỗi ngày hai lần.
Tóm lại, ho là một cơ chế tự vệ sinh sinh lý quan trọng để làm thông thoáng đường thở. Ho cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh và rối loạn trong cơ thể. Kết hợp thuốc trị ho có đờm, long đờm, làm loãng đờm thậm chí dùng thêm thuốc kháng sinh là điều mà các bác sĩ luôn quan tâm để giúp người bệnh giảm ho, tiêu đờm đúng cách và đạt hiệu quả cao nhất.
Xem thêm: Bé ăn gì để điều trị ho? Mách bạn thực phẩm bổ sung cho bé bị ho
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...