Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trầm cảm sau sinh là 1 bệnh về tâm lý khi mẹ trải qua giai đoạn mang thai và vượt cạn áp lực và mệt mỏi. Đa số những mẹ sau sinh đều có biểu hiện của bệnh trầm cảm sau sinh, với mức độ từ nhẹ đến nặng. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân của bệnh trầm cảm để có hương phòng tránh và khắc phục.
Hiện nay khi cuộc sống ngày càng hiện đại thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh của mẹ ngày càng lớn, khi mẹ vừa gặp áp lực công việc, gia đình và việc chăm sóc em bé. Người thân trong gia đình hãy đặc biệt quan tâm và chăm sóc cho mẹ trong thời gian này để mẹ vượt qua giai đoạn khó khăn sau sinh 1 cách nhẹ nhàng và vui vẻ.
Trầm cảm sau sinh là 1 bệnh lý khá nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và sức khỏe của mẹ. Hiện này tình trạng này diễn ra khá phổ biến và nằm trong top những bệnh thời kỳ hậu sản nguy hiểm nhất mẹ thường gặp phải. Bệnh biểu hiện qua những thay đổi về mặt tâm lý và rối loạn cảm xúc, hình thành những suy nghĩ tiêu cực trong đầu.
Những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trầm cảm có thể kể đến như:
Đối với những sản phụ mắc bệnh trầm cảm nhẹ như mệt mỏi, mất ngủ, tắt sữa trong thời gian đầu sau sinh thì sẽ có thể mau chóng vượt qua sau khoảng vài tuần sinh con.
Tuy nhiên với những mẹ có tiền sử trầm cảm hoặc sức khỏe yếu thì có thể chịu những ảnh hưởng nặng nề như suy dinh dưỡng, sụt cân, suy nhược thần kinh, có những suy nghĩ hoang tưởng và dễ dẫn đến hành vi nguy hiểm, tự gây hại cho bản thân.
Thông tin báo đài cũng thường xuyên đưa ra những tin tức về hệ lụy của những trường hợp mẹ trầm cảm nặng, có xu hướng trở nên bạo lực, phát sinh những hành động gây nguy hiểm cho bản thân và con nhỏ.
Từ việc tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm và những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tâm lý sản phụ sau sinh, người thân trong gia đình và đặc biệt là người chồng nên áp dụng những phương pháp sau đây để phòng chống căn bệnh nguy hiểm này.
Thời gian ở cữ của mỗi sản phụ thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tùy theo sức khỏe của mỗi người. Trong thời gian này mẹ nên hạn chế vận động mạnh, được gia đình chia sẻ công việc chăm sóc con để có không gian nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe sau khi sinh.
Giữ cho mẹ có tâm lý vui vẻ và thoải mái, không áp lực về việc nuôi con và kinh tế trong gia đình.
Chăm sóc mẹ cẩn thận để tránh những bệnh viêm nhiễm phụ khoa sau sinh hoặc những biến chứng hậu sản khiến tâm lý mẹ bất ổn, sức khỏe suy kiệt.
Vào bất cứ độ tuổi nào thì việc dinh dưỡng đều không thể bỏ qua, đặc biệt là đối với những thai phụ với trải qua giai đoạn vượt cạn nguy hiểm và mất sức.
Sau khi sinh mẹ nên bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất như vitamin C và chất sắt để mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và sức đề kháng.
Sau khi sinh mẹ thường có cảm giác hụt hẫng và cô đơn do sự thay đổi hormone và nội tiết trong cơ thể. Vì vậy mẹ cần những chỗ dựa tinh thần vững chắc để mau lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống.
Có thể nói chồng là điểm tựa tốt nhất cho mẹ, sau đó là người thân trong gia đình và bạn bè. Mọi người nên dành thời gian trò chuyện, chăm sóc và san sẻ việc nhà, việc chăm sóc con để giúp mẹ nhanh chóng vượt qua trầm cảm sau sinh ban đầu.
Đặc biệt nên ủng hộ và san sẻ những nỗi bất an sau khi sinh xong như nhan sắc xuống cấp, vóc dáng tăng cân không kiểm soát… Vì vậy nếu mẹ có ý định giảm cân thì gia đình nên ủng hộ và giúp mẹ lập kế hoạch giảm cân và lấy lại nhan sắc hiệu quả nhất.
Xem thêm:
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.