Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Mức độ nguy hiểm của trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần

Ngày 23/08/2023
Kích thước chữ

Trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần là dấu hiệu đáng lo ngại hiện nay khi mắc bệnh lý trầm cảm vì người bệnh có thể tự làm hại mình bất cứ lúc nào mà người thân không thể phát hiện.

Trầm cảm là dạng bệnh rối loạn tâm thần phổ biến trên khắp thế giới khi có sự tác động trực tiếp lên đời sống tinh thần của bệnh nhân. Hơn nữa bệnh có rất nhiều giai đoạn mà chúng ta không thể lường trước được nếu không có sự tìm hiểu, thậm chí nếu bệnh diễn biến nặng có thể dẫn đến tự sát, ước tính hơn 700.000 người chết vì tự tử mỗi năm rơi vào lứa tuổi từ vị thành niên đến trung niên.

Điển hình là giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần có thể khiến bệnh nhân rơi vào ảo giác mà người thân không thể phát hiện được. Để tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này, mời bạn đọc cùng xem qua bài viết dưới đây nhé.

Trầm cảm nặng là gì?

Người bệnh trầm cảm phải trải qua 3 mức độ bệnh khác nhau từ trầm cảm nhẹ đến trầm cảm nặng, trong đó trầm cảm nặng là cấp độ nguy hiểm nhất khi bệnh nhân thường xuyên bị rối loạn cảm xúc lưỡng cực, luôn có cảm giác tiêu cực và nguy cơ làm hại bản thân hoặc tự sát.

Trầm cảm nặng có nhiều biểu hiện giống với người bình thường nên khó phát hiện trong giai đoạn đầu như cơ thể mệt mỏi, suy giảm năng lượng, không còn hào hứng với những điều mình thích trước đó,… và thường kéo dài tối thiểu 2 tuần.

Mức độ nguy hiểm của trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần 1
Người bệnh trầm cảm có dấu hiệu bất thường về cảm xúc kéo dài từ 2 tuần

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh trầm cảm ở từng giai đoạn

Trước khi bệnh trầm cảm diễn biến đến giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần thì bệnh sẽ trải qua nhiều mức độ trước đó và luôn âm ỉ mỗi ngày mà người bệnh khó kiểm soát được.

Giai đoạn 1 (mức độ nhẹ)

Giai đoạn đầu thường là mức độ nhẹ nên bệnh nhân sẽ thường xuyên có cảm giác buồn, gần giống với cảm xúc của người bình thường nên phần lớn chúng ta khó nhận biết. Tuy vậy bệnh vẫn luôn âm thầm tiến triển mỗi ngày kèm các triệu chứng như:

  • Cảm thấy tự ti, khó chịu và thường xuyên giận dữ.
  • Không tập trung cao, thường cảm thấy tuyệt vọng, mất niềm tin.
  • Khép mình trong phòng, không muốn giao tiếp với ai.
  • Cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi nhiều, số ký tăng giảm bất thường.

Đi kèm với những thay đổi về cảm xúc trên thì bệnh nhân có thể bị khó thở, nhức mỏi cơ thể, hồi hộp,… Đối với giai đoạn 1 thì người bệnh có thể tự ý thức được các thay đổi rõ rệt và tự cải thiện bằng cách điều chỉnh lối sống, thay đổi thói quen sinh hoạt mỗi ngày nhưng tốt nhất vẫn là nên đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị.

Mức độ nguy hiểm của trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần 2
Người bệnh trầm cảm ở giai đoạn 1 vẫn chưa có các dấu hiệu nhận biết rõ rệt

Giai đoạn 2

Nếu bệnh ở mức độ 1 không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn ở giai đoạn 2 gây ra nhiều vấn đề như:

  • Nhạy cảm hơn so với bình thường và có biểu hiện lo lắng thái quá.
  • Dễ bị tổn thương đến lòng tự trọng.
  • Khả năng tập trung làm việc, học tập bị suy giảm.

Sự khác biệt giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2 là các dấu hiệu bệnh sẽ ngày càng nặng và rõ rệt hơn và có sự ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi ngày, để điều trị từ giai đoạn 2 thì bệnh nhân phải uống thuốc kết hợp với điều trị tâm lý.

Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 cũng là giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần bắt đầu nghiêm trọng và cần được quan tâm bởi mọi người xung quanh, xuất hiện các biểu hiện ngày càng trầm trọng của người bệnh như:

  • Dễ bị kích động giận dữ và mọi hành động có xu hướng chậm lại.
  • Cảm giác buồn bã kéo dài, cảm thấy mất tự tin.
  • Nguy hiểm hơn có xu hướng làm tổn thương bản thân hoặc người xung quanh.

Bệnh trầm cảm ở giai đoạn 3 hội tủ đủ các dấu hiệu ở 2 giai đoạn trên nhưng ở mức độ nặng hơn nhiều, lúc này các hoạt động mỗi ngày sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn giai đoạn 2.

Giai đoạn 4

Giai đoạn 4 cũng là giai đoạn người bệnh trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần với các dấu hiệu hoang tưởng, ảo giác trong tiềm thức giống như có ai đang nói chuyện bên tai cùng với nhiều âm thanh lạ khác, thậm chí có thể suy diễn tai họa sắp ập đến.

Bệnh nhân trầm cảm ở mức độ 4 cần phải có người thân bên cạnh mọi lúc mọi nơi để tránh người bệnh có những hành vi làm tổn thương bản thân hoặc người khác. Hơn nữa giai đoạn này người bệnh nhất định phải được can thiệp từ y tế để được chỉ định sử dụng thuốc kết hợp với nhiều liệu pháp điều trị tâm lý để bệnh tiến triển tốt hơn.

Mức độ nguy hiểm của trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần 3
Người bệnh trầm cảm nặng ở giai đoạn 4 có dấu hiệu hoang tưởng, ảo giác

Sự nguy hiểm của trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần

Trầm cảm là căn bệnh nguy hiểm diễn ra âm thầm có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng từ sâu bên trong mà người bệnh khó nhận ra được vấn đề họ đang gặp phải, làm ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và đảo lộn cuộc sống mỗi ngày.

Tác động lên đời sống tinh thần mỗi ngày

  • Khả năng tập trung suy giảm làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc, học tập.
  • Làm chất lượng cuộc sống bị suy giảm như khó giao tiếp, tự thu mình lại và không kiểm soát được cảm xúc cá nhân.
  • Thường có ý định tự tử, tự làm đau bản thân, cảm thấy bản thân vô dụng hoặc có thể làm hại người xung quanh khi cảm xúc bị đẩy lên cao trào.
Mức độ nguy hiểm của trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần 4
Trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần tác động trực tiếp đến tinh thần người bệnh

Tác động trực tiếp đến sức khỏe

Người bệnh sẽ thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ dẫn đến thể trạng luôn bị mệt mỏi, đồng thời giảm ham muốn tình dục. Trầm cảm kéo dài cũng tác động tiêu cực đến các cơ quan khác trong cơ thể như tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng giảm thất thường,…

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc sẽ có nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh này cũng như là mức độ trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần để có sự chủ động bảo vệ và đảm bảo an toàn cho chính bản thân và người thân yêu của mình. Qua đó nếu phát hiện nhiều dấu hiệu tâm lý bất thường, bạn cần động viên bệnh nhân đến bác sĩ tâm lý để được điều trị và cải thiện bệnh tốt hơn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin