Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh men gan tăng cao là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một số nguyên nhân làm men gan tăng cao phổ biến nhất, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Men gan tăng cao là một trong những dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng men gan tăng cao. Và nếu không được kiểm soát thì có thể sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí có thể gây tử vong do các biến chứng của bệnh. Vậy men gan tăng cao là bệnh gì và những nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Men là một chất xúc tác hóa học giúp đẩy nhanh các phản ứng trong cơ thể. Men gan bao gồm có 4 loại chính là Phosphatase kiềm (ALP), Aspartate transaminase (AST), Alanine transaminase (ALT) và Gamma – glutamyl transpeptidase (GGT). Những loại men gan này còn có tên gọi khác là enzyme xúc tác trong gan.
Theo đó, khi các tế bào gan bị tổn thương thì cũng sẽ khiến cho nồng độ của các enzyme xúc tác này tăng cao. Khi chúng hòa tan vào máu sẽ tạo nên một nồng độ men gan nhất định. Nếu nồng độ men gan này vượt quá giới hạn tiêu chuẩn có thể khiến cho các tế bào gan bị tổn thương.
Men gan tăng cao có thể khiến cho các tế bào gan bị tổn thương
Thông thường, chỉ số men gan ALT ở người trưởng thành sẽ nằm trong mức ALT thấp hơn 40U/L đối với nam, ALT thấp hơn 37 U/L đối với nữ; và mức AST ở cả nam và nữ nên thấp hơn 40U/L; GGT ở nam nên nằm dưới mức 60U/L, ở nam nên nằm trong mức 07-32UL. Trong khi đó, chỉ số men gan ALP ở cả nam và nữ nên nằm trong khoảng 30-115U/L.
Việc các chỉ số men gan tăng cao vượt qua ngưỡng tiêu chuẩn cũng chính là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bạn đang gặp những vấn đề xấu ở gan. Nếu tình trạng này không được kiểm soát kịp thời có thể gây biến chứng thành những bệnh nguy hiểm hơn như xơ gan, viêm gan hay ung thư gan…
Một số dấu hiệu dễ nhận biết ở người bị men gan tăng cao như chán ăn, ngứa da, rối loạn tiêu hóa… Trong nhiều trường hợp, người bệnh chỉ biết mình có chỉ số men gan cao khi được xét nghiệm để kiểm tra những bệnh khác.
Những bệnh lý liên quan đến gan được xem là những căn bệnh âm thầm bởi các triệu chứng chỉ xuất hiện khi đã tiến đến giai đoạn nặng. Bệnh men gan tăng cao cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này? Dưới đây là một số nguyên nhân làm men gan tăng cao phổ biến nhất:
Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong những nguyên nhân làm men gan tăng cao. Bệnh lý này không chỉ xảy ra ở những người hay uống rượu, bia mà còn có cả những người không hoặc ít sử dụng đồ uống có cồn.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu còn có thể khiến cho người bệnh mắc phải những bệnh lý khác như béo phì, tiểu đường tuýp 2…
Uống rượu - nguyên nhân làm men gan tăng cao ít ai ngờ đến
Bệnh gan do rượu thường có 3 loại bao gồm có xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ. Cả 3 bệnh lý này đều gây nên những tác động xấu đến sức khỏe của gan, làm ảnh hưởng đến các chỉ số men gan của người bệnh.
Một trong những nguyên nhân làm men gan tăng cao có thể là do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc tân dược trong thời gian dài. Các loại thuốc giảm đau hoặc kháng sinh mặc dù có thể giúp cho người bệnh giảm nhanh các triệu chứng khó chịu nhưng chúng sẽ để lại một lượng độc tố nhất định trong gan.
Đến một thời điểm nào đó, khi lượng độc tố này có đủ khả năng phát tán sẽ gây ảnh hưởng xấu đến lá gan của bạn.
Bệnh viêm gan siêu vi, đặc biệt là viêm gan siêu vi A, viêm gan siêu vi B và viêm gan siêu vi C. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho men gan tăng cao. Việc điều trị bệnh lúc này chỉ mang tính chất giúp người bệnh giảm nhẹ các triệu chứng chứ không giúp người khỏi bệnh hoàn toàn.
Tình trạng men gan tăng cao còn có thể là do bệnh viêm gan tự miễn gây ra, nó bao gồm có 2 dạng. Dạng thứ nhất là do các biến chứng của các rối loạn tự miễn khác như viêm khớp dạng thấp, bệnh celiac… có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Dạng thứ hai thường xảy ra phổ biến ở trẻ em hoặc người trẻ tuổi.
Bệnh bạch cầu đơn nhân là một bệnh lý thường xảy ra khi người bệnh bị nhiễm virus Epstein-Barr. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi người bệnh mắc phải bệnh lý này đó là chỉ số men gan tăng cao. Để dễ chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ yêu cầu các bệnh nhân làm xét nghiệm máu.
Bệnh bạch cầu đơn nhân là nguyên nhân gây tăng men gan
Việc cơ thể hấp thu quá nhiều chất sắt trong thời gian dài có thể dẫn đến hội chứng rối loạn Hemochromatosis (còn gọi là rối loạn chất sắt). Hội chứng này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng men gan cao, đặc biệt là hai loại men gan AST và ALT.
Bệnh Wilson là một bệnh lý xảy ra khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chất đồng. Tình trạng này không chỉ khiến cho men gan tăng cao mà còn có thể gây nguy cơ tử vong. Không những vậy, tình trạng rối loạn chuyển hóa đồng còn có thể gây ra một số biến chứng như xơ gan, ung thư gan và suy gan.
Alpha-1 Antitrypsin là một loại protein có chức năng bảo vệ các tế bào phổi và gan. Khi cơ thể bị thiếu hụt lượng protein này sẽ khiến cho các túi khí trong phổi bị vỡ ra và làm cho gan cũng bị tổn hại theo. Trong khi đó, tình trạng tổn thương gan còn là nguyên nhân hàng đầu khiến cho các chỉ số men gan tăng cao.
Virus Cytomegalo là một loại siêu vi khuẩn, chúng thường tấn công vào những cơ thể có hệ miễn dịch yếu. Điều đáng nói ở đây là chúng không làm xuất hiện những triệu chứng bất thường nên khiến người bệnh rất khó nhận biết bạn đã bị nhiễm trùng.
Loại siêu vi khuẩn này có thể dẫn đến bệnh lý như viêm gan, làm chỉ số men gan tăng cao nếu chúng không được kiểm soát.
Trên đây là một số nguyên nhân làm men gan tăng cao ít ai ngờ đến. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về vấn đề này nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.