Những tác hại của việc uống cà phê khi bụng đói mà bạn cần biết
Ngày 16/06/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Đa số chúng ta đều thưởng thức một ly cà phê vào buổi sáng để giảm bớt mệt mỏi và duy trì trạng thái tỉnh táo. Tuy nhiên việc thường xuyên uống cà phê khi bụng đói sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hãy cùng bài viết này tìm hiểu rõ hơn về những tác hại của việc uống cà phê khi bụng đói nhé.
Một ly cà phê mang hương vị tuyệt vời không chỉ cung cấp năng lượng cần thiết để mở đầu ngày mới mà còn giúp bạn tỉnh táo hơn. Uống cà phê đúng cách mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuy nhiên uống cà phê khi bụng đói khiến bạn gặp nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe. Những ảnh hưởng sức khỏe của việc uống cà phê khi bụng đói như thế nào hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.
Những tác động tích cực của cà phê đối với sức khỏe
Cà phê là đồ uống được nhiều người trong chúng ta yêu thích và được tiêu thụ hằng ngày. Cà phê tác động tích cực đến sức khỏe như:
Giúp tinh thần tỉnh táo: Cà phê chứa lượng lớn caffeine - một chất có khả năng tác động lớn đến hệ thần kinh. Vì vậy, khi uống cà phê sẽ giúp bạn duy trì sự tỉnh táo.
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cụ thể là ung thư gan và ung thư đại trực tràng: Nhiều nghiên cứu cho thấy việc uống cà phê giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư gan lên đến 40% và nếu bạn tiêu thụ 4-5 tách cà phê giúp giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng một cách đáng kể.
Hạn chế nguy cơ bị đột quỵ: Cà phê được đánh giá là loại đồ uống có thể gây tăng huyết áp nhưng không gây nguy hiểm nhiều cho bệnh tim mạch. Không những vậy, cà phê còn giúp giảm nguy cơ bị đột quỵ một cách đáng kể.
Ngăn ngừa sỏi mật: Tiêu thụ ít nhất 400 mg caffeine mỗi ngày giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi mật.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2: Theo các nghiên cứu cho thấy caffeine trong cà phê làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Cụ thể tỷ lệ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 giữa người tiêu thụ 3 tách cà phê tại Nhật mỗi ngày so với người chỉ tiêu thụ 1 ly mỗi ngày là 42%. Vì vậy, uống cà phê giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 hiệu quả.
Giảm nguy cơ mắc bệnh gout: Cà phê có công dụng làm giảm axit uric trong máu vì vậy có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh gout.
Những tác hại của việc uống cà phê khi bụng đói
Tùy thuộc vào thể trạng và cơ địa của mỗi người mà cà phê có tác động lên cơ thể khác nhau. Theo một số nghiên cứu, việc uống cà phê khi bụng đói không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe ngoài việc bạn sẽ có thêm một ít axit trong dạ dày. Tuy nhiên đối với một số người nhạy cảm với caffeine trong cà phê thì khi uống cà phê khi bụng đói sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ như:
Trào ngược dạ dày
Độ pH giữa dạ dày thấp hơn độ pH trong cà phê cho nên khi bạn uống cà phê lúc đang đói bụng caffeine trong cà phê sẽ kích thích dạ dày tiết axit. Vì vậy nhiều người uống cà phê khi bụng đói sẽ có nguy cơ trào ngược dạ dày.
Tăng đường huyết trong máu
Việc uống cà phê khi đói bụng có thể làm giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến quá trình trao đổi chất. Vì vậy, bạn nên ăn nhẹ trước khi uống cà phê.
Khiến bản thân lo lắng, bồn chồn và hồi hộp
Caffeine chứa trong cà phê là một chất kích thích làm gia tăng năng lượng và mức độ tỉnh táo cho người dùng. Nếu uống cà phê khi bụng đói có thể làm tăng tác dụng của caffeine dẫn đến tình trạng lo lắng, hồi hộp và bồn chồn. Điều này ảnh hưởng đến sự tập trung, các hoạt động thường ngày kể cả công việc của bạn.
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Uống cà phê khi bụng đói có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề về hệ tiêu hóa của những người mắc hội chứng ruột kích thích hoặc mắc bệnh viêm ruột. Caffeine trong cà phê có thể khiến tăng nhu động ruột từ đó gây đau bụng hoặc tiêu chảy.
Tăng hormone gây căng thẳng
Cà phê có tác dụng tăng sản xuất hormone gây căng thẳng - cortisol. Hormone này do tuyến thượng thận sản xuất có công dụng điều chỉnh sự trao đổi chất, lượng đường và huyết áp. Tuy nhiên nếu nồng độ cortisol ở mức độ quá cao sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như suy giảm mật độ xương, tiểu đường type 2, huyết áp cao hoặc bệnh tim. Chính vì vậy, khi bạn uống cà phê lúc bụng đói có thể làm tăng nồng độ hormone cortisol.
Thay đổi lượng đường trong máu
Caffeine có trong cà phê ảnh hưởng đến độ nhạy của insulin và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose khiến lượng đường trong máu không ổn định. Uống cà phê khi bụng đói có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, cáu gắt và thèm đường để giảm bớt các triệu chứng. Những biến động lượng đường trong máu lâu ngày có thể khiến gây kháng insulin, tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.
Trên đây là những phân tích về tác hại của việc uống cà phê khi bụng đói. Uống cà phê đúng cách mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc uống cà phê khi bụng đói có thể khiến bạn gặp các vấn đề về sức khỏe. Hãy ăn nhẹ trước khi uống cà phê, không nên uống cà phê lúc sáng sớm và sau 3 giờ chiều bạn nhé.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.