Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Những năm gần đây, công nghệ tế bào gốc ngày một phát triển với nhiều bước tiến vượt trội, ứng dụng tế bào gốc trong y học. Với bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu những ứng dụng tế bào gốc trong y học.
Ứng dụng tế bào gốc trong y học không hề hiếm gặp, có thể dễ dàng thấy trong phương pháp chữa bệnh hoặc góp phần nghiên cứu chữa bệnh. Để biết tế bào gốc có những ứng dụng nổi trội nào, bạn hãy tham khảo ngay những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Trước khi tìm hiểu ứng dụng tế bào gốc trong y học, bạn cũng cần hiểu được tế bào gốc là gì. Trong y khoa, tế bào gốc được định nghĩa như một nguồn nguyên liệu ban đầu để sản sinh ra nhiều loại tế bào khác nhằm thực hiện những chức năng hỗ trợ, xây dựng cơ thể.
Nói cách khác, tế bào gốc chính là loại tế bào có khả năng đặc biệt trong việc sản sinh và phát triển nhiều loại tế bào khác nhau, điển hình có thể kể đến như tế bào hồng cầu giữ nhiệm vụ đưa oxy lan truyền khắp cơ thể, nuôi sống tế bào và nuôi sống cơ thể người.
Khi được đặt trong một môi trường lý tưởng, ví dụ như phòng thí nghiệm hoặc môi trường cơ thể, tế bào gốc sẽ tự động phân chia thành nhiều tế bào mới hay còn gọi là tế bào con. Trong các tế bào con, quá trình phân chia lại tiếp tục và tạo thành nhiều tế bào biệt hóa hoặc tế bào gốc thể mới với những vai trò cụ thể. Ví dụ như tế bào não, tế bào máu, tế bào xương, tế bào cơ tim,… Đặc biệt hơn cả, tế bào gốc là loại tế bào duy nhất có khả năng tái tạo, sản sinh tế bào mới cho cơ thể nên công nghệ tế bào gốc ngày càng được quan tâm, nghiên cứu nhiều hơn, mang đến nhiều tiềm năng mới cho y học.
Theo các nhà nghiên cứu, tế bào gốc được tìm thấy từ nhiều nguồn khác nhau trong cơ thể. Bên cạnh đó, để góp phần phát triển công nghệ tế bào gốc, người ta cần phân biệt tế bào thành nhiều nhóm cụ thể, bao gồm:
Embryonic Stem Cell: Loại tế bào gốc này còn được gọi là tế bào gốc phôi và trong nghiên cứu ứng dụng của tế bào gốc, phôi sẽ được lựa chọn từ trứng sau đó đem đi thụ tinh. Tuy vậy, sự thụ tinh của phôi không diễn ra trong tử cung mà là trong ống nghiệm với môi trường phù hợp. Ngoài ra, những tế bào gốc này được lấy từ cơ thể người hiến tặng khi họ đã đồng ý.
Adult Stem Cell: Hay còn gọi là tế bào gốc trưởng thành, thường rất khó để tìm thấy từ các mô của chất béo hoặc tủy xương. Khả năng sinh sản của loại tế bào gốc này tương đối hạn chế. Một số nghiên cứu cho thấy rằng dạng tế bào gốc trưởng thành chỉ sản xuất được những tế bào con cùng loại, ví dụ như tế bào gốc khu trú tại tủy xương chỉ có thể tạo ra tế bào con là tế bào máu.
Fetal Stem Cell: Còn được gọi là tế bào gốc thai, được tìm thấy trong nước ối và máu cuống rốn của thai nhi. Đặc biệt, những tế bào chuyên biệt có thể hình thành, phát triển dựa trên sự biến đổi của tế bào gốc thai. Tuy nhiên, đến nay, loại tế bào gốc này vẫn chưa có quá nhiều ứng dụng tế bào gốc trong y học.
Ứng dụng tế bào gốc trong y học bao gồm cả lĩnh vực nghiên cứu và chữa bệnh với mục đích chung là cải thiện phương pháp y học, có lợi cho việc điều trị, phòng ngừa bệnh lý.
Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ tế bào gốc mà ứng dụng tế bào gốc trong y học ngày một nhiều, điển hình như:
Phân tích cơ chế gây bệnh: Dựa trên những tế bào được tìm thấy trong xương, dây thần kinh, cơ tim,… kết hợp với sự sản sinh của tế bào gốc trưởng thành mà bác sĩ có thể xác định được tình trạng, chuyển biến cụ thể của bệnh lý.
Tái tạo tế bào mới thay thế tế bào bệnh lý: Một số loại tế bào như tế bào máu, tế bào cơ tim, tế bào thần kinh,… có thể sản sinh được nhờ tế bào gốc. Vì vậy, việc sản sinh tế bào khỏe mạnh để chuyển đổi với tế bào bệnh lý có khả năng rất cao. Trong đó, đối tượng có thể áp dụng cách điều trị này là bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 1, chấn thương cột sống, viêm xương khớp,…
Tầm soát sự an toàn các loại thuốc mới: Để kiểm nghiệm được mức độ an toàn, tác dụng phụ của một số loại thuốc mới, các chuyên gia và bác sĩ sẽ tiến hành thử nghiệm thuốc trên tế bào gốc của người bệnh. Điều này có ý nghĩa lớn với y học và là một trong những ứng dụng tế bào gốc trong y học quan trọng nhất.
Ngoài ứng dụng tế bào gốc trong y học nghiên cứu thì đây còn là phương pháp chữa bệnh với nhiều ưu điểm, đặc biệt là có thể chữa cả những bệnh ác tính như ung thư, bệnh bạch cầu,…
Bệnh tim mạch: Nhờ khả năng tái tạo mà tế bào gốc có thể sản sinh được tế bào mới và làm cơ sở để các mạch máu hình thành. Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh ứng dụng tế bào gốc trong y học cho kết quả khả quan, mạch máu mới hình thành có thể hoạt động tốt hơn cả mạch máu tự nhiên.
Bệnh về não: Điển hình như bệnh Parkinson phát sinh do tế bào não bị tổn thương, dẫn đến việc cử động cơ bắp dần mất khả năng kiểm soát hành động. Việc vận dụng ứng dụng tế bào gốc trong y học sẽ giúp bổ sung thêm các phần mô não bị ảnh hưởng, hỗ trợ điều trị, phục hồi cho bệnh nhân.
Bệnh về máu: Ứng dụng tế bào gốc có thể được lựa chọn để chữa trị cho bệnh nhân mắc bệnh về máu, điển hình có thể kể đến thiếu máu hồng cầu, bệnh bạch cầu hay kể cả những bệnh lý liên quan đến vấn đề suy giảm miễn dịch.
Trên đây là một số ứng dụng tế bào gốc trong y học được sử dụng phổ biến hiện nay. Đến nay, công nghệ tế bào gốc vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu phát triển nên thời gian tới sẽ có thêm nhiều ứng dụng khác nổi trội, đem đến sự đột phá trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.