Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Nỗi đau khi bị đá vào hạ bộ

Ngày 06/05/2024
Kích thước chữ

Nỗi đau khi bị đá vào hạ bộ có thể là một trải nghiệm rất đau đớn và đáng sợ. Nỗi đau khi bị đá vào hạ bộ phần lớn là do các tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày gây ra.

Hạ bộ là vị trí đặc thù, đặc biệt là đối với nam giới. Bị đá vào hạ bộ được coi là tai nại hy hữu gây ra các chấn thương cho một số bộ phận nhạy cảm.

Đá vào hạ bộ là gì?

Ở vùng hạ bộ, tinh hoàn được coi là cơ quan dễ bị tổn thương nhất ở nam giới. Thể tích trung bình của tinh hoàn đàn ông Việt Nam dao động từ 12 đến 30 ml, tương đương với cỡ của quả trứng gà ta. Tinh hoàn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tinh trùng và sản xuất hormone "nam tính" ở nam giới. Vì tính nhạy cảm của nó, chỉ cần một va chạm nhỏ vào tinh hoàn cũng đủ khiến các quý ông cảm thấy đau đớn.

noi-dau-khi-bi-da-vao-ha-bo 1.jpg
Va chạm nhỏ vào tinh hoàn cũng đủ khiến các quý ông cảm thấy đau đớn

Khi bị va chạm hoặc tác động mạnh, các sợi dây thần kinh dày đặc ở tinh hoàn sẽ gửi tín hiệu đến hệ thần kinh tự chủ, gây ra các triệu chứng như co thắt ruột, khó thở, tạo ra cảm giác như bị "nghẹn" ngay ở vùng cổ họng.

Từ đó, người ta đã xuất hiện câu ngạn ngữ "trứng chạy lên cổ", tuy nhiên, thực chất, tinh hoàn không thể "chạy" xa được, tối đa chúng chỉ có thể dịch chuyển lên và xuống khoảng 5 cm.

Nỗi đau khi bị đá vào hạ bộ

Hơn 50% nam giới gặp chấn thương ở vùng hạ bộ là do tinh hoàn bị va đập mạnh bởi các vật dụng như quả banh trong đá bóng, lực đấm mạnh, hoặc các cú đá mạnh trong khi tập võ. Ngoài ra, chấn thương cũng có thể xuất phát từ tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thói quen nắn bóp, hoặc bị cắn bởi động vật.

Nỗi đau khi bị đá vào hạ bộ dễ nhận biết nhất là nạn nhân cảm thấy đau đớn đến mức bị tím tái, cổ họng bị chặn, có người thậm chí còn ngất xỉu. Vùng bìu trở nên đau nhức và cảm giác thốn dữ dội. Có thể thấy xuất hiện tình trạng xuất huyết với những đốm đỏ trên bìu. Với các chấn thương nặng hơn, vùng bìu có thể tụ máu bầm rộng lớn, và "trứng" có thể bị dập nát.

Chấn thương tinh hoàn là một tình trạng khẩn cấp, vì vậy nạn nhân cần phải được cấp cứu kịp thời dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa nam khoa. Thường thì, đối với các chấn thương nhẹ, vùng máu bầm giữ ở khu vực hẹp, không lan rộng, cơn đau giảm dần, nạn nhân có thể nằm nghỉ ngơi, cố định bìu bằng băng và sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ.

noi-dau-khi-bi-da-vao-ha-bo 2.jpg
Khi chấn thương nghiêm trọng nên đưa bệnh nhân cấp cứu kịp thời

Đối với các trường hợp nặng hơn, vùng bìu bị dập sâu, có các vết rách, vùng tụ máu lan rộng, đội ngũ y tế sẽ tiến hành phẫu thuật khẩn cấp cho nạn nhân, loại bỏ vết thương và tiến hành khử trùng (nếu có dấu hiệu nhiễm trùng) để tránh nguy cơ hoại tử và có thể phải cắt bỏ tinh hoàn nếu cần thiết.

Các loại chấn thương ở dương vật

Các loại chấn thương ở dương vật có thể gồm:

Vết cắt ở dương vật

Nguyên nhân phổ biến nhất của chấn thương này là bị dây kéo khóa quần kẹp vào dương vật. Vết xước từ nguyên nhân này thường tự lành nhanh chóng nếu được bảo quản trong điều kiện sạch sẽ. Tuy nhiên, nếu vết xước bị nhiễm trùng, bệnh nhân cần phải sử dụng kháng sinh để điều trị.

Đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn

Dương vật bị đứt một phần hoặc đứt hoàn toàn có thể được phẫu thuật nối lại, tuy nhiên, thường không thể khôi phục hoàn toàn cảm giác hoặc chức năng ban đầu của dương vật.

Chấn thương niệu đạo

Đây là một tình trạng nghiêm trọng vì có thể gây ra sẹo bên trong lòng ống niệu và làm cản trở dòng nước tiểu. Nguyên nhân thường là do người bị té ngã hoặc va đập vào vật cản như hàng rào hoặc tay lái xe đạp.

Gãy dương vật

Chấn thương gãy dương vật thường xảy ra khi cương cứng. Có nhiều nguyên nhân gây gãy như va chạm khi quan hệ tình dục, té ngã, hoặc tự bản thân bẻ đôi dương vật. Tổn thương này có thể gây đau, sưng, và biến dạng dương vật.

Chấn thương bìu và tinh hoàn

Vị trí đặc thù của bìu làm tinh hoàn dễ bị chấn thương do các nguyên nhân như bị đá vào hạ bộ, bị tấn công, hoặc va chạm mạnh. Các chấn thương này thường gây ra cảm giác đau dữ dội và có thể cần phải phẫu thuật để điều trị nếu có vỡ tinh hoàn.

Điều trị các chấn thương dương vật

Trước khi điều trị các chấn thương ở dương vật, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân dựa trên các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, có thể là điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

noi-dau-khi-bi-da-vao-ha-bo 3.jpg
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp

Đối với các trường hợp cần phẫu thuật ở dương vật như tai nạn, gãy dương vật, hoặc vỡ tinh hoàn, bác sĩ sẽ tiến hành lấy hết khối máu tụ, thực hiện cầm máu và khâu kín lại bao trắng, phục hồi vật hang. Sau phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau và kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Quá trình phục hồi sau mổ cũng rất quan trọng. Bệnh nhân cần cố định dương vật trên thành bụng để giảm phù nề sau mổ. Đồng thời, hạn chế sự cương cứng bằng thuốc diazepam để giảm đau và giảm nguy cơ rách bao trắng tái phát. Nếu có nghi ngờ về tổn thương niệu đạo, bệnh nhân sẽ được đặt sonde tiểu cố định.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân được khuyến cáo không được quan hệ tình dục từ 6 – 8 tuần để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi.

Hy vọng qua nội dung bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về tình trạng khi bị đá vào hạ bộ.Nỗi đau khi bị đá vào hạ bộ có thể do chấn thương ở dương vật, bệnh nhân cần nhanh chóng đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, nhằm hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin