Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Tìm hiểu về cấu tạo tinh hoàn và chức năng của bộ phận này

Ngày 30/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Cấu tạo tinh hoàn bao gồm một hệ thống mạch máu, mạch lưu thông đặc biệt để cung cấp dưỡng chất và loại bỏ sản phẩm thải.

Tinh hoàn cùng với các cơ quan khác trong hệ thống sinh dục nam, đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng sinh lý và sinh sản của nam giới. Tinh hoàn chứa một số cơ quan cần thiết để sản xuất và bảo quản tinh trùng, quá trình quan trọng để thụ tinh trứng và tạo ra hậu sản phẩm. Ở bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo tinh hoàn và chức năng của bộ phận này rõ hơn.

Tinh hoàn là gì?

Tinh hoàn còn được gọi là Testicles. Đây là một bộ phận quan trọng của hệ thống sinh dục nam giới. Cấu trúc vi thể của tinh hoàn bao gồm các ống sinh tinh, chúng đảm nhận nhiệm vụ sản xuất tinh trùng. Ngoài việc sản xuất tinh trùng, tinh hoàn còn đóng vai trò trong việc tổng hợp và phóng thích hormone testosterone vào máu. Hormone này đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng sinh sản, tạo ra ham muốn tình dục và thúc đẩy sự phát triển cơ bắp ở nam giới.

Tinh hoàn thường nằm trong túi da bìu, một lớp da mỏng, sẫm màu, nằm bên dưới dương vật và bọc quanh tinh hoàn. Vị trí này ở giữa hai chân của nam giới, nơi không có khung xương hay cơ bắp bảo vệ bên ngoài. Vì vậy, tinh hoàn có nguy cơ dễ bị tổn thương khi chúng bị tác động mạnh.

Kích thước của tinh hoàn ở nam giới trưởng thành trung bình là khoảng 4 - 5cm chiều dài, 3cm chiều rộng và 2,5cm chiều sâu. Thể tích tinh hoàn có thể thay đổi theo từng giai đoạn. Ở nam giới trưởng thành, nó có thể lớn hơn 20ml.Ngoài ra, điều quan trọng là một trong hai tinh hoàn của nam giới có thể to hơn bên còn lại. Điều này là bình thường và thuộc về sự đa dạng về mặt sinh lý.

Tìm hiểu về cấu tạo tinh hoàn và chức năng của bộ phận này 1
Cấu tạo tinh hoàn bao gồm các tiểu thùy và các ống sinh tinh

Cấu tạo tinh hoàn như thế nào?

Về mặt chức năng sinh lý, tinh hoàn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và lưu trữ tinh trùng, đảm bảo sẵn sàng cho việc xuất tinh. Ngoài ra, tinh hoàn cũng chịu trách nhiệm sản xuất các hormone quan trọng như testosterone và androgen, cùng với một số hormone khác liên quan đến sự phát triển nam giới.

Cấu tạo bên trong tinh hoàn bao gồm các tiểu thùy (lobules) và các ống sinh tinh (Seminiferous tubules). Các ống sinh tinh là nơi tinh trùng được hình thành thông qua quá trình sinh tinh. Khi tinh trùng phát triển và trưởng thành, chúng di chuyển từ các ống này đến mào tinh hoàn.

Mào tinh hoàn là một ống cuộn tròn nằm phía sau và dọc theo tinh hoàn. Bộ phận này được chia thành ba phần là đầu, thân và đuôi. Phần đuôi kết nối với ống dẫn tinh, giữ vai trò quan trọng trong việc lưu trữ tinh trùng trưởng thành.

Sau khi tinh trùng được sinh ra ở ống sinh tinh, chúng di chuyển đến mào tinh hoàn thông qua lưới tinh hoàn (Rete testis). Lưới tinh hoàn có nhiệm vụ trộn tinh trùng với các chất dịch do tế bào sertoli tiết ra. Tế bào sertoli là những tế bào sinh dưỡng trong ống sinh tinh và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh tinh. Để tinh trùng di chuyển đến mào tinh hoàn, chúng cần sự hỗ trợ từ hàng triệu tế bào vi nhung mao (microvilli) nhô ra từ lưới tinh hoàn.

Tiếp theo, tinh trùng di chuyển qua ống ly tâm (Efferent ducts) nối giữa lưới tinh hoàn và mào tinh hoàn. Các ống ly tâm chứa sợi lông mao (cilia) và mô cơ trơn để giúp tinh trùng di chuyển. Tại đây, cả tinh trùng và chất dịch sẽ trải qua quá trình tái hấp thu để khi xuất tinh, tinh trùng có độ đặc hơn.

Cuối cùng, ống dẫn tinh (Vas deferens) là đường dẫn tinh trùng từ mào tinh hoàn đến mặt sau bàng quang. Ống dẫn tinh kết hợp với ống tiết của túi tinh để tạo thành ống phóng tinh. Đây là phần cuối cùng của hệ thống sinh sản nam giới, nơi tinh trùng sẽ được lưu trữ và chờ sẵn sàng cho quá trình xuất tinh.

Một số bệnh lý thường gặp ở tinh hoàn

Dưới đây là một số tình trạng và triệu chứng bệnh liên quan đến tinh hoàn:

  • Viêm tinh hoàn (Orchitis): Viêm tinh hoàn thường xảy ra khi một hoặc cả hai bên tinh hoàn bị viêm nhiễm. Nguyên nhân phổ biến là nhiễm trùng tiết niệu hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Để tránh tình trạng này, việc giữ cho quá trình tình dục luôn an toàn và sạch sẽ là rất quan trọng.
  • Viêm mào tinh hoàn (Epididymitis): Viêm mào tinh hoàn đây là tình trạng ống dẫn gần tinh hoàn bị nhiễm trùng. Triệu chứng bao gồm đau và sưng ở bìu. Điều này có thể gây khó chịu và đau đớn.
  • Ngứa tinh hoàn: Ngứa bìu hoặc tinh hoàn có thể là dấu hiệu của viêm da bìu hoặc chàm bìu. Từ đó gây rát và khó chịu ở tinh hoàn của người bệnh.
  • Đau tinh hoàn (Testicular Pain): Đau tinh hoàn có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài. Nó có thể ảnh hưởng đến nam giới ở mọi độ tuổi và gây ra sự không thoải mái.
  • Xoắn tinh hoàn (Testicular Torsion): Xoắn tinh hoàn dẫn đến nghẹt dây thừng tinh và nguy cơ mất máu cho tinh hoàn. Đây là một tình trạng khẩn cấp cần phải cấp cứu ngay lập tức.
  • Vỡ tinh hoàn (Ruptured Testicle): Hiện tượng này xảy ra khi tinh hoàn bị tổn thương. Đây là một trường hợp khẩn cấp và cần được xử lý ngay.
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh (Varicocele): Tình trạng này có thể làm cho bộ phận sinh dục sưng to và gây đau đớn. Nếu không được điều trị, thì nó có thể ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn.
  • Ung thư tinh hoàn (Testicular Cancer): Ung thư tinh hoàn là một loại ung thư phát triển trong tinh hoàn và thường xảy ra ở nam giới lớn tuổi. Điều quan trọng là tự kiểm tra tinh hoàn và thăm bác sĩ để phát hiện sớm và điều trị khi cần.
Tìm hiểu về cấu tạo tinh hoàn và chức năng của bộ phận này 2
Viêm tinh hoàn thường xảy ra khi một hoặc cả hai bên tinh hoàn bị viêm nhiễm

Bảo vệ tinh hoàn như thế nào?

Chăm sóc và bảo vệ tinh hoàn là một phần quan trọng của việc duy trì sức khỏe nam giới. Dưới đây là một số cách đảm bảo sự chăm sóc tốt nhất:

  • Xây dựng thói quen vệ sinh vùng kín: Bạn cần duy trì sự sạch sẽ cho vùng kín bằng cách rửa sạch trước và sau khi quan hệ tình dục và sau khi đi vệ sinh. Sử dụng xà phòng nhẹ và nước ấm để rửa sạch. Chọn quần lót làm từ vải cotton thoáng mát để giảm tiết mồ hôi và duy trì môi trường khô ráo cho tinh hoàn.
  • Bảo vệ vùng kín khi tham gia hoạt động mạnh: Nếu bạn thường xuyên tham gia các hoạt động thể thao hoặc công việc đòi hỏi sự tác động mạnh đến vùng kín, thì hãy đảm bảo sử dụng quần lót chuyên dụng hoặc hỗ trợ để giảm áp lực và bảo vệ tinh hoàn khỏi tổn thương.
  • Tăng cường thể chất và rèn luyện sức khỏe: Ăn uống lành mạnh, tập luyện đều đặn, và ngủ đủ giấc là các yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe tốt cho vùng kín. Đồng thời, hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá và rượu bia, vì chúng có thể gây hại cho tinh hoàn và sức khỏe tổng thể.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Tương tự như nữ giới, nam giới cũng cần thường xuyên đi khám sức khỏe, bao gồm cả kiểm tra vùng kín, ít nhất là mỗi năm một lần. Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, bao gồm cả việc kiểm tra các triệu chứng của bệnh lý hoặc các biểu hiện không bình thường.
Tìm hiểu về cấu tạo tinh hoàn và chức năng của bộ phận này 3
Nam giới cũng cần thường xuyên đi khám sức khỏe, bao gồm cả kiểm tra vùng kín

Tóm lại, tinh hoàn là một bộ phận cực kỳ quan trọng của nam giới. Bởi thế, việc chăm sóc và bảo vệ tinh hoàn là một phần không thể thiếu của việc duy trì sức khỏe nam giới. Mong rằng qua các thông tin trên, bạn đã hiểu rõ hơn về cấu tạo tinh hoàn và nắm bắt cách bảo vệ cơ quan này tốt hơn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm