Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nội soi bàng quang có đau không?

Ngày 31/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nội soi bàng quang là một kỹ thuật được sử dụng rộng rãi trong công cuộc chẩn đoán và điều trị bệnh hiện nay. Vậy, nội soi bàng quang là gì? Nội soi bàng quang có đau không? Cùng khám phá qua những thông tin trong bài viết bên dưới nhé!

Nhờ vào phương pháp nội soi bàng quang, các bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá, kiểm tra tình trạng bệnh lý tại bàng quang và niệu đạo. Đây là một kỹ thuật có ý nghĩa rất lớn trong công cuộc điều trị bệnh lý tại các bộ phận này.

Phương pháp nội soi bàng quang là gì?

Trước khi tìm hiểu nội soi bàng quang có đau không, việc hiểu rõ các vấn đề liên quan đến thủ thuật này là rất quan trọng. 

Nội soi bàng quang là một phương pháp hỗ trợ các bác sĩ có thể khảo sát đường tiểu dưới. Vị trí này bao gồm bàng quang và niệu đạo, được quan sát thông qua máy nội soi. Ống kính nội soi sẽ được đưa đến bàng quang thông qua ngã niệu đạo. Các bác sĩ tiến hành quan sát trực tiếp thông qua ống nội soi hoặc bằng màn hình máy tính kết nối trực tiếp hình ảnh soi được.

Ống nội soi có những phần kênh thao tác phụ. Từ đó có thể đưa các thiết bị nhỏ khác vào. Chẳng hạn như việc lấy một mẫu mô nhỏ ở niêm mạc của bàng quang nhằm sinh thiết. Sỏi bàng quang hay sự phát triển mô nhỏ sẽ được tiến hành cắt bỏ khi thực hiện thao tác nội soi. Vì vậy, bệnh nhân không cần phải làm các ca phẫu thuật phức tạp hơn.

Thời gian thực hiện nội soi bàng quang sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức độ tình trạng của bệnh lý. Với các trường hợp nhẹ, thủ thuật chỉ mất khoảng 10 - 15 phút. Điểm cộng của nội soi bàng quang chính là không sử dụng các biện pháp gây mê. Phương pháp dùng gel thoa gây tê để thay thế. Vì thế, các bệnh nhân hoàn toàn có thể xuất viện ngay sau khi hoàn tất các quy trình nội soi theo sự hướng dẫn của các bác sĩ.

Nội soi bàng quang là gì? Nội soi bàng quang có đau không? 1
Nội soi bàng quang hỗ trợ các bác sĩ trong việc khảo sát đường tiểu dưới

Khi nào cần thực hiện nội soi bàng quang?

Không chỉ quan tâm đến việc nội soi bàng quang có đau không mà khi nào cần thực hiện nội soi bàng quang cũng là chủ đề được rất nhiều người quan tâm.

Chẩn đoán bệnh lý ở bàng quang, các cơ quan lân cận

Thủ thuật nội soi bàng quang có thể xác định nguyên do của nhiều bệnh lý như:

Chứng rối loạn đường tiểu dưới: Rối loạn tiểu tiện, nhiễm trùng đường tiểu quá thường xuyên, bàng quang tăng hoạt, viêm bàng quang kẽ, bàng quang hỗn loạn thần kinh, hẹp cổ bàng quang, niệu đạo, đau mạn tính vùng chậu.

Tiểu ra máu: Tiểu máu đại thể, tiểu máu vi thể, tiểu máu tái phát nhiều lần.

Khối u ác tính: Kiểm tra và tầm soát khối u bàng quang, niệu đạo, niêm mạc đường tiểu trên, xét nghiệm tế bào học nước tiểu. Với tình huống có khối u vùng chậu, nội soi bàng quang sẽ giúp khảo sát sự chèn ép, xâm lấn của các khối u với bàng quang cũng như niệu quản. 

Trong quá trình thực hiện nội soi, các bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ qua ống nội soi đưa vào bàng quang nhằm lấy mẫu mô để sinh thiết. Kỹ thuật này sẽ giúp theo dõi hậu điều trị u bàng quang thể nông, tức giai đoạn sớm.

Hỗ trợ quá trình chụp niệu quản bể thận ngược dòng: Các bác sĩ có thể sử dụng thuốc cản quang ở mỗi bên niệu quản dẫn tới bể thận với kỹ thuật nội soi. Phần phim chụp X-quang là cơ sở để các bác sĩ đánh giá vấn đề tại bể thận hay niệu quản.

Lấy nước tiểu niệu quản để xét nghiệm: Mẫu nước tiểu sẽ được thu về từ hai bên niệu quản thông qua phương pháp nội soi bàng quang.

Một số chỉ định khác: Mẫu nước tiểu có tế bào bất thường, chấn thương bàng quang, vô tinh do tắc nghẽn, xuất tinh ra máu, nghi ngờ bị lao niệu và sinh dục, nang niệu quản, trào ngược bàng quang và niệu quản, rò bàng quang và âm đạo, bất thường về giải phẫu hay cấu trúc đường tiểu dưới,...

Nếu nội soi bàng quang cho ra kết quả không phát hiện gì bất thường sẽ giúp loại trừ đáng kể một số nguyên nhân bệnh lý.

Nội soi bàng quang là gì? Nội soi bàng quang có đau không? 2
Thủ thuật nội soi bàng quang có thể xác định nguyên do của nhiều bệnh lý

Điều trị bệnh lý tại bàng quang

Nội soi cũng có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý ở bàng quang

  • Loại bỏ sỏi và dị vật ở bàng quang: Các bác sĩ lấy bỏ sỏi, dị vật trong bàng quang với kỹ thuật nội soi. Đặc biệt với trường hợp sỏi kẹt ở niệu quản.
  • Cắt polyp và khối u ở bàng quang: Thủ thuật nội soi sẽ giúp loại bỏ các khối polyp nhỏ cùng các khối u của lớp niêm mạc ở bàng quang.
  • Đặt ống thông tiểu: Với phương pháp nội soi, các ống thông nhỏ sẽ được đặt vào trong niệu quản bị hẹp. Từ đó hỗ trợ quá trình lưu thông nước tiểu cho các bệnh nhân.
  • Điều trị viêm, u xơ tiền liệt tuyến: Nội soi bàng quang hỗ trợ trong công cuộc cắt đốt tiền liệt thuyết bằng cách sử dụng dụng cụ phẫu thuật nội soi đặc biệt. Thông qua cách này, những mẫu nhỏ từ mô tiền liệt tuyến dần được loại bỏ và đưa ra ngoài.

Nội soi bàng quang có đau không?

Phương pháp nội soi bàng quang có thể gây ra nỗi bất an cho một số người. Đặc biệt là câu hỏi nội soi bàng quang có đau không. Nhìn chung, nội soi bàng quang có thể tạo ra cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, thủ thuật sẽ không gây đau đớn.

Với phương pháp nội soi bằng ống mềm: Việc sử dụng gel gây tê cục bộ sẽ làm tê niệu đạo. Từ đó, bệnh nhân sẽ không cảm giác được bất kỳ sự đau đớn hay khó chịu nào khi phần ống soi bàng quang được các bác sĩ đưa vào bên trong.

Nội soi bàng quang là gì? Nội soi bàng quang có đau không? 3
Nội soi bàng quang có đau không là lo lắng của nhiều người bệnh

Song đó, nội soi bằng ống cứng sẽ được thực hiện khi bệnh nhân được gây mê hoặc gây tê tủy sống. Vì vậy, họ cũng sẽ không cảm nhận được cảm giác đau đớn trong quá trình tiến hành thực hiện thủ thuật. Do đó, bạn không nên quá lo lắng về vấn đề nội soi bàng quang có đau không.

Hy vọng qua những thông tin trên đã có thể giải đáp thắc mắc nội soi bàng quang có đau không cùng một số vấn đề liên quan đến bệnh lý của nhiều người. Khi thực hiện thủ thuật nội soi bàng quang, bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ.

Xem thêm: Sỏi bàng quang 10mm có nguy hiểm không?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm