Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thận - Tiết niệu/
  4. Sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang: Triệu chứng và cách điều trị bệnh

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Sỏi bàng quang là một trong những bệnh thường gặp của hệ tiết niệu, đặc biệt là ở người suy yếu cơ bàng quang hay tắc nghẽn đường thoát nước tiểu. Sỏi bàng quang có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng đôi khi cần phải dùng đến thuốc hay can thiệp phẫu thuật.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là gì?

Sỏi bàng quang là những khối rắn, được hình thành từ sự tích tụ khoáng chất trong nước tiểu. Sỏi bàng quang thường xảy ra phổ biến ở nam giới từ 50 tuổi trở lên.

Đôi khi, soi bàng quang không gây ra triệu chứng gì và tự đào thải ra khỏi cơ thể theo đường tiểu nhưng đối với các viên sỏi có kích thước lớn, chúng nằm lại tại bàng quang và tích tụ lâu dần, gây ra cơn đau khó chịu.

Triệu chứng sỏi bàng quang

Những dấu hiệu và triệu chứng của sỏi bàng quang

Nếu kích thước viên sỏi nhỏ có thể không gây ra triệu chứng, nhưng nếu sỏi lớn có thể gây ra các triệu chứng sau:

  • Đau bụng dưới;
  • Đai và/hoặc khó chịu dương vật (nam giới);
  • Tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu rắc;
  • Tiểu khó, gián đoạn dòng nước tiểu;
  • Tiểu ra máu hay nước tiểu sậm màu.

Tác động của sỏi bàng quang đối với sức khỏe

Sỏi bàng quang có thể làm tổn thương niêm mạc bàng quang vì nước tiểu thay đổi liên tục (trước lúc tiểu và sau khi đi tiểu) cùng với sự co bóp thành bàng quang làm sỏi cọ sát vào niêm mạc gây viêm loét và nhiễm khuẩn, thậm chí sẽ gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời.

Biến chứng có thể gặp khi mắc sỏi bàng quang

Ngay cả trường hợp không có triệu chứng vẫn có thể dẫn đến biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như:

  • Tình trạng rối loạn chức năng bàng quang mạn tính;
  • Viêm bàng quang;
  • Rò bàng quang;
  • Nhiễm trùng đường tiểu;
  • Ung thư bàng quang.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân sỏi bàng quang

Nguyên nhân dẫn đến sỏi bàng quang

Sỏi từ thận và niệu quản rơi xuống bàng quang.

Túi thừa bàng quang, viêm nhiễm trùng, cổ bàng quang bị hẹp do u xơ tuyến tiền liệt, viêm tuyến tiền liệt mãn tính,.. đè lên cổ bàng quang làm nước tiểu bị ứ đọng làm tạo sỏi.

Thần kinh bàng quang: các dây thần kinh của bàng quang hoạt động không bình thường dẫn đến tồn đọng nước tiểu.

Sa bàng quang (Cystocele): thành bàng quang ở phụ nữ yếu và tụt xuống âm đạo, chặn dòng nước tiểu và hình thành sỏi.

Phẫu thuật nâng bàng quang để điều trị tiểu không kiểm soát, nhưng lại có thể gây ra sỏi bàng quang.

Bàng quang có dị vật hoặc niệu đạo bị hẹp làm ứ đọng nước tiểu và ứ đọng cặn tạo thành sỏi.

Sưng bàng quang: có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Thừa calci, phospho nhưng lại ít uống nước cũng có thể dẫn đến sỏi bàng quang.

Ống thông tiểu, các dụng cụ tránh thai đặt trong bàng quang cũng có thể gây sỏi.

Ít vận động, hay ngồi một chỗ và có thói quen nhịn tiểu cũng là một trong các nguyên nhân gây nên sỏi bàng quang.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang thường có biểu hiện gì?

Sỏi nhỏ thường không gây triệu chứng, nhưng nếu sỏi lớn có thể gây đau bụng dưới, khó chịu ở dương vật (nam giới), tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu khó, gián đoạn dòng tiểu, tiểu ra máu hoặc nước tiểu sẫm màu.

Sỏi bàng quang kích thước bao nhiêu phải phẫu thuật?

Sỏi bàng quang có gây bí tiểu không?

Làm gì để ngừa sỏi bàng quang?

Sỏi bàng quang có gây nhiễm trùng không?

Hỏi đáp (0 bình luận)