Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Nội soi đại tràng có đau không? Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi?

Ngày 20/07/2023
Kích thước chữ

Đại tràng là bộ phận dễ bị viêm nhiễm trong hệ tiêu hóa và thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe do phát hiện muộn. Nội soi đại tràng nhằm chẩn đoán sớm các bệnh về đường ruột, đặc biệt là ung thư giai đoạn đầu. Nhưng nội soi đại tràng có đau không?

Nội soi đại tràng là một trong những kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán các bệnh về đường tiêu hóa dưới. Những câu hỏi liên quan đến nội soi đại tràng có đau không hay nên thực hiện khi nào sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Vài nét về phương pháp nội soi đại tràng

Trước khi biết nội soi đại tràng có đau không thì bạn cần biết nội soi đại tràng là gì. Đây là thủ thuật giúp đánh giá tình trạng bên trong đại tràng bằng cách sử dụng ống nội soi mềm có gắn camera và đèn chiếu sáng. Bác sĩ đưa ống nội soi có đường kính khoảng 1cm vào hậu môn, xuyên qua đại tràng đến manh tràng, nơi tiếp giáp ruột non.

Hình ảnh đại tràng được hiển thị trên màn hình để bác sĩ có thể nhìn thấy trực tiếp, cho phép bác sĩ phát hiện những bất thường và tổn thương ở đại tràng. Ngoài ra, bác sĩ có thể lấy mẫu mô để phân tích và thực hiện các can thiệp cần thiết khác như cắt bỏ polyp dạ dày, gắp dị vật, cầm máu,… Sau khi nội soi, bác sĩ sử dụng kết quả của chẩn đoán để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Nội soi đại tràng có đau không? Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi? 1
Kỹ thuật nội soi đại tràng ống nội soi mềm có gắn camera và đèn chiếu sáng qua đường hậu môn

Nội soi đại tràng có đau không?

Nội soi đại tràng có đau không là vấn đề quan tâm của nhiều người trước khi sử dụng phương pháp này để chẩn đoán bệnh đường ruột. Hiện nay, có 2 phương pháp nội soi đại tràng phổ biến là nội soi không gây mê và nội soi gây mê. Tùy theo lựa chọn của bệnh nhân mà phương pháp khác nhau mang đến những trải nghiệm khác nhau.

Phương pháp tiêu chuẩn

Trong phương pháp này, bệnh nhân sẽ tỉnh táo trong suốt quá trình nội soi. Hầu hết các trường hợp nội soi tiêu chuẩn là không đau. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi tức bụng trong quá trình nội soi. Cảm giác này xảy ra do đại tràng có nhiều nếp gấp và góc cạnh, việc di chuyển ống nội soi gây khó chịu.

Trên thực tế, khả năng chịu đau của mỗi người là khác nhau. Do đó, những bệnh nhân nhạy cảm có thể cảm thấy lo lắng và đau đớn khi nội soi. Thậm chí, có người bị ám ảnh không dám làm lại thủ thuật.

Cảm giác khó chịu hay đau đớn khi nội soi sẽ giảm đi đáng kể nếu người bệnh thư giãn theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Đồng thời, thực hiện nội soi tại trung tâm y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ hạn chế đau cho bệnh nhân nhiều nhất có thể.

Phương pháp nội soi gây mê

Đối với phương pháp này, bệnh nhân được gây mê trước khi tiến hành nội soi. Bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau trong quá trình thực hiện.

Để giúp bệnh nhân chìm vào giấc ngủ, bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây mê vào tĩnh mạch trước khi nội soi. Điều này làm cho việc nội soi diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng. Lượng thuốc tê trong nội soi được sử dụng với lượng nhỏ, thời gian gây mê ngắn nên không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Phương pháp nội soi đại tràng gây mê không chỉ tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh mà còn nâng cao hiệu quả của quá trình nội soi. Bệnh nhân không cảm thấy đau mà còn giúp bác sĩ thao tác và quan sát bên trong đại tràng dễ dàng và chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Những trường hợp cần nội soi đại tràng

Đối tượng chỉ định của phương pháp khám chức năng này tương đối rộng, bao gồm:

  • Người nghi ngờ có vấn đề ở đường tiêu hóa dưới: Đau quặn bụng từng cơn, thay đổi thói quen đại tiện, cảm giác không muốn đi cầu, có máu trong phân, sút cân không rõ nguyên nhân,...
  • Người đã bị viêm loét đại tràng: Xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc phát hiện tế bào ung thư.
  • Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khuyến cáo những người trên 45 tuổi nên nội soi đại tràng ít nhất mỗi năm một lần để theo dõi và phát hiện sớm những bất thường, rối loạn ở đại trực tràng.
Nội soi đại tràng có đau không? Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi? 2
Đau quặn bụng từng cơn là một trong những dấu hiệu đau đại tràng

Những điều cần làm để giảm đau khi nội soi

Nội soi đại tràng có đau không? Thực tế, quá trình nội soi có đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn sẽ ít nhiều cảm thấy đau tức bụng và khó chịu. Tuy nhiên, đây là điều bình thường, vì vậy nếu chuẩn bị nội soi đại tràng thì nên nhờ bác sĩ tư vấn. Mặc dù không làm giảm cơn đau tuyệt đối nhưng bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng trong quá trình nội soi.

Chuẩn bị tâm lý

Nếu bạn cảm thấy lo lắng, hồi hộp thì sẽ thấy đau hơn khi nội soi. Bạn càng lo lắng và căng thẳng sẽ càng cảm thấy đau đớn và khó chịu. Vì vậy, trước khi nội soi, bạn cần chuẩn bị sẵn tâm lý.

Thông báo với bác sĩ tiền sử và triệu chứng bệnh

Nếu bạn đang dùng thuốc hoặc đã từng mắc bệnh về đường ruột thì nên nói với bác sĩ.

Nội soi đại tràng có đau không? Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi? 3
Thông báo với bác sĩ tiền sử và triệu chứng bệnh trước khi nội soi đại tràng

Làm sạch đại tràng

Nội soi đại tràng sẽ nhanh hơn nếu đại tràng của bạn sạch sẽ. Nếu có nhiều phân trong đại tràng, việc quan sát sẽ bị hạn chế và bác sĩ sẽ mất nhiều thời gian hơn chẩn đoán. Do đó, bạn nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho quá trình làm sạch tốt đại tràng trước khi nội soi.

Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ

Việc bạn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình nội soi không chỉ hạn chế cơn đau mà còn đảm bảo an toàn, cho kết quả chính xác.

Lựa chọn cơ sở uy tín

Không phải cơ sở y tế nào cũng đủ điều kiện để thực hiện nội soi. Đặc biệt tại những bệnh viện không có bác sĩ, kỹ thuật viên có chuyên môn, kinh nghiệm là nguyên nhân khiến người bệnh đau hơn. Tệ hơn nữa, bác sĩ sử dụng sai kỹ thuật có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên cân nhắc lựa chọn bệnh viện uy tín để khám và nội soi.

Nội soi đại tràng có đau không phụ thuộc vào việc người bệnh lựa chọn phương pháp nội soi nào và cơ sở bệnh viện thực hiện uy tín. Hãy chủ động nội soi thường xuyên để kiểm tra và phát hiện bất thường của đường tiêu hóa dưới. Để có trải nghiệm suôn sẻ và thoải mái, người bệnh có thể lựa chọn phương pháp nội soi gây mê.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin