Khám đại tràng không cần nội soi có chính xác không? Phương pháp thay thế?
Ngày 20/07/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Có rất nhiều bệnh nhân bị đau dạ dày nhưng ngại nội soi nên tìm đến các phương pháp khám đại tràng không cần nội soi. Vậy những phương pháp đó là gì? Nhưng những phương pháp này có chính xác như nội soi không?
Hiện nay, nội soi đại tràng là phương pháp được áp dụng phổ biến tại nhằm phát hiện sớm hoặc tầm soát một số bệnh như ung thư đại tràng, polyp đại tràng,… Nhưng không phải người bệnh nào cũng muốn nội soi đại tràng do e ngại hoặc sợ đau. Vậy khám đại tràng không cần nội soi liệu có chính xác không?
Tìm hiểu chung về nội soi đại tràng
Nội soi đại tràng là một phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi mềm có gắn camera và nguồn sáng vào hậu môn, đi đến đoạn tiếp giáp giữa ruột non và ruột già để kiểm tra cụ thể tình trạng đại tràng của bệnh nhân.
Không phải trường hợp nào khám dạ dày cũng thực hiện nội soi. Phương pháp này thường được chỉ định khi người bệnh có các triệu chứng sau:
Cảm giác đau âm ỉ hoặc đau quặn vùng bụng dưới.
Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, phân có máu hoặc chất nhầy, phân có màu đen.
Người có tiền sử mắc bệnh đường ruột hoặc có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư ruột.
Người khỏe mạnh trên 30 tuổi, không có triệu chứng cụ thể nên tiến hành nội soi để tầm soát ung thư ở giai đoạn sớm.
Ngoài tầm soát các bệnh lý như ung thư đại tràng, nhiễm ký sinh trùng, dị vật,… Nội soi đại tràng còn là phương pháp dùng để cắt polyp đại tràng, cầm máu, đặt ống thông đường hậu môn,...
Khám đại tràng không cần nội soi dùng phương pháp gì?
Nội soi là thủ thuật chẩn đoán chính xác với các bệnh về dạ dày, tá tràng và ruột già. Tuy nhiên, ở một số đối tượng không thể thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán khác như:
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là cách chẩn đoán sơ bộ. Bác sĩ sẽ dựa vào dấu hiệu và triệu chứng hiện tại để chẩn đoán bệnh lý có khả năng mắc phải. Vì vậy, bạn nên nói cho bác sĩ đầy đủ các triệu chứng đang gặp phải như táo bón, đau quặn bụng, đi ngoài ra máu, tiêu chảy,…
Ngoài ra, bác sĩ có thể hỏi bạn một số câu hỏi về thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Bạn nên cho bác sĩ biết tiền sử bệnh như tiểu đường, sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, huyết áp cao,...
Sau khi xác định các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng bằng cách sờ nắn vùng bụng để xác định xem có bất thường hay không. Khi kết thúc chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định các bệnh lý có nguy cơ mắc phải và chỉ định thực hiện các chẩn đoán cần thiết khác.
Chụp X-quang
X-quang là một kỹ thuật hình ảnh cơ bản để chẩn đoán các bệnh về hệ thống cơ xương và tiêu hóa. Đối với người khám đại tràng, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang nếu có dấu hiệu viêm loét đại tràng, teo đại tràng, u đại tràng.
Trước khi thực hiện chụp X-quang, bác sĩ sẽ thụt tháo hậu môn để giúp mở đại tràng. Ngoài ra, trước khi chụp 1 - 2 ngày, bạn nên ăn ít chất xơ, dùng thức ăn dễ tiêu hóa để tránh ứ đọng chất thải ở đại tràng. Các kỹ thuật chụp X-quang chẩn đoán bệnh đại tràng phổ biến:
Chụp cản quang đơn giản: Kỹ thuật này là bơm 2 lít nước đã pha với baryte vào đại tràng. Sau lần chụp lần đầu, bạn cần đi vệ sinh và thực hiện lần chụp thứ hai.
Chụp X-quang với chất cản quang tan trong nước: Kỹ thuật này được sử dụng khi nghi ngờ thủng đại tràng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.
Siêu âm đại tràng
Siêu âm sử dụng sóng tần số vô tuyến để kiểm tra các cấu trúc bên trong cơ thể. Siêu âm đại tràng hiếm khi phát hiện khối u vì đường tiêu hóa có thể cản trở sóng siêu âm.
Tuy nhiên, thủ thuật này có thể cho phép bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý như tắc ruột, xoắn ruột hoặc dày thành đại tràng.
Xét nghiệm phân
Xét nghiệm phân được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng. Mẫu phân được thu thập và lưu trữ trong ống nghiệm. Sau đó, bác sĩ tiến hành nuôi cấy để xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Việc xác định chủng vi khuẩn gây tổn thương đại tràng giúp bác sĩ lập được phác đồ điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu thường được sử dụng cho các rối loạn đường ruột như đi ngoài ra máu, táo bón, tiêu chảy,... Bác sĩ lấy một lượng máu nhỏ để kiểm tra số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu để đánh giá tình trạng bệnh.
Trong đó, số lượng bạch cầu thể hiện tình trạng miễn dịch và nhiễm trùng của cơ thể. Khi đại tràng bị viêm, số lượng bạch cầu có xu hướng tăng lên. Ngoài ra, số lượng hồng cầu giúp bác sĩ định lượng máu xuất huyết trong phân.
Chụp CT hoặc MRI
Chụp CT hoặc MRI giúp nhìn rõ hơn các mô mềm trong bụng. Hình ảnh từ các xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ xác định mức độ ảnh hưởng của đại tràng và xác định biến chứng của bệnh.
Điện giải đồ
Chất điện giải thường được chỉ định ở những bệnh nhân bị tiêu chảy kéo dài, nghi ngờ bị viêm đại tràng cấp tính. Thông thường, tiêu chảy kéo dài ảnh hưởng đến mức độ điện giải trong cơ thể. Do đó, bác sĩ có thể làm xét nghiệm điện giải để xác định nồng độ clorua, kali và natri của bạn.
Khám đại tràng không cần nội soi có chính xác không?
Nội soi đại tràng là thủ thuật chẩn đoán chính xác và hiệu quả nhất hiện nay. Tuy nhiên, sẽ khiến bạn cảm thấy đau rát hậu môn, buồn nôn và khó chịu có thể xảy ra trong quá trình này. Do đó, trong một số trường hợp, khám đại tràng không cần nội soi.
Tuy nhiên, các thủ thuật không nội soi để chẩn đoán đại tràng ở trên chỉ có mức độ tương đối. Do đó, nếu không nằm trong đối tượng chống chỉ định nội soi, thì bạn nên sử dụng kỹ thuật nội soi để kiểm tra chính xác và minh bạch hơn.
Một số trường hợp sau không nên nội soi đại tràng:
Người mắc bệnh tim, phổi, chức năng tim phổi không bình thường.
Người vừa mới phẫu thuật ruột hoặc phóng xạ vùng bụng và xương chậu trong thời gian gần. Sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị, đường ruột ít nhiều bị yếu. Khi thực hiện nội soi, tổn thương ruột và bụng có thể xảy ra.
Người bị viêm phúc mạc, nghi thủng ruột, tắc ruột,...
Phụ nữ mang thai đầu thai kỳ.
Người bị ngộ độc đường tiêu hóa (kiết lỵ), viêm loét đại tràng nhiễm độc. Người bệnh phải điều trị dứt điểm tình trạng nhiễm độc trước khi tiến hành nội soi.
Trên đây là những thông tin về khám đại tràng không cần nội soi có chính xác không và các phương pháp thay thế nội soi. Tùy vào tình trạng và tiền sử bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định hoặc có biện pháp chẩn đoán bệnh phù hợp và an toàn cho bệnh nhân.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.