Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nối tóc là gì? Nối tóc bao nhiêu tiền?

Ngày 14/03/2023
Kích thước chữ

Nối tóc là phương pháp phổ biến được nhiều chị em cân nhắc lựa chọn khi có mái tóc thưa, mỏng, ngắn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, chúng ta thường có nhiều băn khoăn về chi phí và cách chăm sóc tóc nối. Thông qua bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho chị em trước khi quyết định nối tóc, cùng tìm hiểu nhé!

Trong những năm gần đây, việc sử dụng dịch vụ nối tóc ngày càng được ưa chuộng hơn. Điều này một phần xuất phát từ tình trạng tóc rụng nặng do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, gây ra tình trạng tóc mỏng, thưa hơn. Nối tóc được lựa chọn nhằm giúp chị em tự tin về mái tóc khi dạo phố, gặp mặt bạn bè. Vậy bạn đã hiểu rõ nối tóc là gì? Nối tóc bao nhiêu tiền? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật nối tóc qua bài viết dưới đây nhé!

Nối tóc là gì?

Việc nối tóc là một kỹ thuật sử dụng các sợi tóc giả được sản xuất từ sợi tổng hợp hoặc tóc thật để nối vào phần tóc đang có sẵn trên đầu. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng những loại dụng cụ chuyên dụng, keo dán nối kết hợp cùng thao tác tỉ mỉ của kỹ thuật viên để tạo ra cho khách hàng một mái tóc dày, dài và bồng bềnh hơn. Vì thế nên, nối tóc phù hợp đối với những ai có mái tóc ngắn, mỏng, thưa thớt.

Nối tóc là gì? Nối tóc bao nhiêu tiền? 1Nối tóc phù hợp đối với những ai có mái tóc thưa, mỏng

Các kỹ thuật nối tóc phổ biến

Hiện nay, có nhiều phương pháp kỹ thuật nối tóc khác nhau nhằm đáp ứng đa dạng sở thích và phong cách riêng của mỗi người. Một số phương pháp nổi bật được sử dụng hiện nay gồm:

  • Nối kẹp chì: Kỹ thuật này giúp phần tóc nối ít bị dính lại thành từng mảng, không quá gây nặng đầu, gây gãy rụng tóc khi sử dụng.
  • Nối keo: Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách nhỏ keo trực tiếp vào phần tóc nối thắt bím. Tuy nhiên, sau một thời gian, keo có thể bị oxy hóa và gây rụng tóc, gãy.
  • Tóc nối sáp: Kỹ thuật này nối từng sợi tóc thật với những sợi tóc giả tạo cảm giác tự nhiên hơn cho mái tóc. Tuy nhiên, tóc nối kỹ thuật này không bền và rất dễ xuất hiện tình trạng vón cục.
  • Nối tóc bằng ống nhiệt: Kỹ thuật này giúp mái tóc tự nhiên và nhẹ đầu hơn.
  • Nối sợi FiberGlass: Đây là phương pháp nối tóc hiện đại nhất có khả năng khắc phục hầu hết các nhược điểm của các phương pháp nối tóc khác. Kỹ thuật này mang lại mái tóc có độ đàn hồi, không bị nặng đầu và không lo gãy rụng, hư tổn tóc thật trong suốt quá trình sử dụng.
Nối tóc là gì? Nối tóc bao nhiêu tiền? 2Kỹ thuật nối tóc FiberGlass được nhiều chị em lựa chọn 

Nối tóc bao nhiêu tiền?

Nhu cầu sử dụng dịch vụ nối tóc ngày càng tăng, gây sự cạnh tranh lớn giữa các salon trên thị trường. Do đó, giá cả dịch vụ đã dần trở nên rẻ hơn so với thời điểm trước đây. Hiện nay, giá cả nối tóc dao động từ 500.000 VNĐ đến 6.000.000 VNĐ, tùy thuộc vào chiều dài và tình trạng tóc, kỹ thuật nối tóc được sử dụng, số lượng chùm tóc hoặc số sợi tóc cần nối. 

Ngoài ra, giá cả dịch vụ nối tóc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như kỹ thuật viên, địa điểm salon tóc. Thông thường, khi sử dụng kỹ thuật nối tóc hiện đại tại các salon uy tín sẽ có chi phí cao hơn so với các salon có thợ tay nghề chưa cao và sử dụng loại phương pháp nối tóc cũ. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả thẩm mỹ và tránh hư tổn cho tóc, bạn nên lựa chọn các salon uy tín với kỹ thuật viên có tay nghề cao để thực hiện dịch vụ.

Nối tóc có ảnh hưởng đến da đầu không?

Việc sử dụng các sợi tóc nối thật không gây hại cho tóc thật và da đầu của bạn. Tuy nhiên, nếu sử dụng các loại tóc không phù hợp hoặc thợ nối tóc kém chất lượng, điều này có thể gây ra những hậu quả xấu cho mái tóc của bạn. 

Vì vậy, trước khi quyết định lựa chọn địa chỉ nối tóc, bạn nên tìm hiểu về kỹ năng của thợ nối tóc. Đồng thời, bạn cũng nên tìm hiểu cách phân biệt tóc chất lượng nhằm giúp đảm bảo rằng tóc được sử dụng cho quá trình nối tóc của bạn là tốt nhất.

Nối tóc là gì? Nối tóc bao nhiêu tiền? 3

Nối tóc không gây ảnh hưởng đến da dầu

Yêu cầu về tóc khi tiến hành nối

Để nối tóc thành công, tóc thật của bạn phải có độ dài ít nhất 10cm tính từ gốc. Tuy nhiên, tóc cũng không được quá yếu hay quá thưa. Nếu da đầu của bạn đang bị viêm loét, có mụn nhọt, gàu ngứa, hoặc nếu tóc của bạn bị rụng do bệnh lý, tuyệt đối không nên nối tóc. Lúc đó, việc quan tâm đến nối tóc bao nhiêu tiền không còn quan trọng nữa.

Lưu ý khi chăm sóc tóc sau khi nối

Cách chăm sóc tóc nối đúng chuẩn tại nhà là vấn đề quan tâm của nhiều người. Để giữ cho tóc nối đẹp và khỏe mạnh trong thời gian dài, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Không nên gội đầu quá nhiều lần sau khi nối tóc, tốt nhất là khoảng 1 - 2 lần mỗi tuần.
  • Sử dụng cả dầu gội và dầu xả để giúp tóc mềm mại, suôn mượt hơn.
  • Massage đầu nhẹ nhàng khi gội đầu để đảm bảo mối nối không bị ảnh hưởng hoặc tóc không bị gãy rụng.
  • Chọn sản phẩm gội xả chuyên dụng không có chứa chất tẩy, sulfate dành riêng cho tóc nối để giữ cho mối nối tóc bền hơn.
  • Không nên sấy tóc sau khi gội để tránh tóc khô xơ và hư tổn, bạn nên để tóc khô tự nhiên.
  • Tránh tác động mạnh vào tóc giúp không làm hỏng mối nối và gây gãy rụng tóc.
Nối tóc là gì? Nối tóc bao nhiêu tiền? 4Sau khi nối tóc, bạn không nên gội đầu quá nhiều lần trong tuần

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “Nối tóc là gì? Nối tóc bao nhiêu tiền?”. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ cân nhắc, lựa chọn đúng mức giá nối tóc phù hợp với nhu cầu của bản thân và hãy lưu ý về cách thức chăm sóc tóc đúng cách sau khi nối, tránh làm gãy rụng tóc. Đừng quên thường xuyên theo dõi Long Châu để biết thêm nhiều kiến thức sức khỏe hữu ích cho bản thân nhé!

Xem thêm: Tóc nối giữ được bao lâu? Cách chăm sóc tóc nối tại nhà

Tuyết Trâm

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin