Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là nguy hiểm?

Ngày 08/03/2022
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nồng độ oxy trong máu giảm là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe không tốt. Làm thế nào để theo dõi được chỉ số SP02? Độ bão hòa oxy trong máu đạt mức bao nhiêu là nguy hiểm?

Nồng độ oxy trong máu xuống thấp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể, nặng nề hơn còn dẫn đến tử vong khi không phát hiện sớm. Vậy chỉ số nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là nguy hiểm? Cách nhận biết tình trạng giảm nồng độ oxy trong máu như thế nào? Nhịp tim và nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là bình thường? Phương pháp xử trí khi chỉ số SPO2 thấp ra sao? Bài viết này sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn về các vấn đề liên quan đến nồng độ oxy trong máu.

Cách đo nồng độ oxy trong máu như thế nào?

Hiện nay, có 2 phương pháp đo lường chỉ số SPO2 chính là xâm lấn và đo xung.

  • Phương pháp xâm lấn: Hình thức đo này được áp dụng khi cần đánh giá chức năng hô hấp và cân bằng Acid Bazơ. Phương pháp này có thể tác động đến động mạch hoặc tĩnh mạch.
  • Phương pháp đo xung: Đây là một hình thức đo nồng độ oxy trong máu không cần xâm lấn và không gây đau đớn. Phương pháp đo xung sẽ dựa vào cảm biến quang học xuyên qua da ở đầu ngón tay và phân tích các tế bào hồng cầu, sau đó hiển thị kết quả nhanh chóng chỉ trong vài giây. Phương pháp này khá phổ biến vì cách thực hiện đơn giản và không gây tổn thương cho cơ thể. 

Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là nguy hiểm?

Nồng độ oxy trong máu sẽ được biểu thị bằng phần trăm. Nếu như kết quả đo hiển thị chỉ số bão hòa oxy trong máu từ 95% trở lên thì cơ thể bạn khỏe mạnh tốt. Các chức năng của nhiều cơ quan như tim, phổi, hệ tuần hoàn đều đang hoạt động bình thường. Trong trường hợp nồng độ oxy trong máu từ 90% đến 94%, điều này đồng nghĩa với việc cơ thể bạn đang thiếu hụt oxy cần phải bổ sung sớm, hoặc phổi đang gặp vấn đề nào đó nên khắc phục. 

Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là nguy hiểm Nồng độ oxy trong máu dưới 90% là dấu hiệu của suy hô hấp, được xếp vào một ca cấp cứu trên lâm sàng cần phải đưa vào bệnh viện xử trí càng sớm càng tốt.

Đặc biệt, nếu chỉ số SPO2 dưới 90%, thì đây chính là mức độ báo động, người bệnh cần phải được đưa đến cơ quan y tế càng sớm càng tốt. Các ca bệnh có chỉ số SPO2 dưới 90% đều là biểu hiện của một ca cấp trên lâm sàng, có nhiều dấu hiệu của suy hô hấp. Bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Những lý do dẫn đến tình trạng nồng độ oxy trong máu thấp

Tình trạng nồng độ oxy trong máu thấp còn được gọi là bão hòa oxy thấp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ rất nhiều lý do:

  • Oxy trong không khí giảm (độ cao, bầu khí quyển hạn chế, ô nhiễm không khí,...).
  • Khả năng hấp thụ oxy của cơ thể kém do một số bệnh lý gây ra như hen suyễn, viêm phế quản, tràn khí màng phổi, nhiễm virus SARS-CoV-2, hội chứng suy hô hấp,...
  • Ngộ độc rượu hoặc ngộ độc thuốc giảm đau có thành phần Opioid.
  • Người bệnh bị thiếu máu, hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Thói quen hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
  • Bệnh tim bẩm sinh khiến khả năng cung cấp máu chứa oxy đến phổi giảm.
Nguyên nhân SPo2, nồng độ oxy trong máu thấp Có nhiều nguyên nhân làm giảm nồng độ oxy trong máu như khả năng hấp thụ oxy của cơ thể kém, ngộ độc rượu, thiếu máu, hút thuốc lá, bệnh tim bẩm sinh,...

Sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu cầm tay để tự theo dõi chỉ số SPO2 tại nhà

Theo ThS.BS Đặng Thanh Tuấn, Tổ Đặc nhiệm Hồi sức hô hấp cho biết, chúng ta có thể tự trang bị một chiếc máy đo nồng độ oxy cầm tay để theo dõi chỉ số SPO2 tại nhà. Thiết bị y tế này sẽ đo chỉ số bão hòa oxy trong máu bằng phương pháp đo xung thông qua cảm biến quang hợp. Theo ThS.BS Đặng Thanh Tuấn, ngay cả khi cơ thể không có dấu hiệu khó thở, ho, tức ngực,... nhưng vẫn có khả năng chỉ số oxy trong máu đã xuống thấp. Tình trạng này gọi là "thiếu oxy thầm lặng" mà rất nhiều người bệnh điều trị Covid-19 tại nhà gặp phải.

Trước khi tiến hành đo chỉ số SPO2, bạn xoa ấm bàn tay và để cố định trong khe kẹp của thiết bị, tránh cử động trong một phút để kết quả không bị ảnh hưởng. Một số yếu tố có thể làm kết quả đo nồng độ oxy trong máu bị sai như người bệnh bị lạnh, huyết áp xuống thấp, nhiệt độ môi trường cao, người bệnh sơn móng tay,...

Theo dõi độ bão hoà oxy trong máu bằng máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper JPD 500E OLED Máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper JPD 500E OLED là dụng cụ hỗ trợ theo dõi chỉ số SPO2 được nhiều người sử dụng hiện nay.

Bạn có thể đặt mua máy đo chỉ số SPO2 tại các nhà thuốc lớn nhỏ toàn quốc hoặc ở nhiều cửa hàng cung cấp thiết bị y tế. Một sản phẩm gợi ý dành cho bạn chính là máy đo nồng độ oxy trong máu Jumper JPD 500E OLED. Thiết bị y tế này hiện đang là một trong những dụng cụ hỗ trợ theo dõi chỉ số SPO2 được nhiều F0 dương tính Covid-19 điều trị tại nhà sử dụng. Ngoài đo chỉ số SPO2, sản phẩm cho cho biết nhịp tim hiện tại của bạn.

Có thể nói rằng, việc theo dõi thường xuyên nồng độ oxy trong máu là điều vô cùng thiết thực, đặc biệt là đối với các bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 đang được điều trị và cách ly tại nhà. Việc thường xuyên đo chỉ số SPO2 sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu suy hô hấp và có cách tăng nồng độ oxy trong máu kịp thời. Việc này giúp tránh tình trạng để bệnh tình tiến triển nặng sẽ đe dọa đến tính mạnh. Hy vọng rằng qua các thông tin hữu ích trong bài sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức y khoa trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân.

Bảo Vân
Nguồn: Tổng Hợp

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm