Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tìm hiểu nốt thủy đậu như thế nào sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận diện liệu một người có đang măc phải căn bệnh này hay không, từ đó có thể sớm bắt tay vào quá trình điều trị.
Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về bệnh thủy đậu, bao gồm thủy đậu là gì, nguyên nhân gây bệnh cũng như những cách nhận biết chính xác nhất. Mời các bạn xem qua.
Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng da do virus Varicella Zoster (VZV) gây nên. Bệnh này khiến cơ thể nổi bong bóng nước trên da và niêm mạc, kèm theo đó là các triệu chứng cơ thể suy nhược, người mệt mỏi và sốt cao.
Bệnh có tốc độ lây lan từ người này qua người khác một cách nhanh chóng và có nguy cơ trở thành đại dịch nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. Phần lớn các trường hợp, người bị thủy đậu đều có các biểu hiện lành tính và có thể khỏi bệnh sau 1-2 tuần điều trị. Tuy nhiên, một vài ca có thể phát sinh biến chứng như: viêm não úng thủy đậu, xuất huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan…
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 3 và theo thống kê có đến hơn 3 triệu người mắc bệnh thủy đậu mỗi năm. Trong đó tỷ lệ trẻ em dưới 13 tuổi mắc bệnh chiếm đến 90%, đặc biệt bệnh xuất hiện nhiều ở độ tuổi từ 4 – 9 tuổi. 10% còn lại là các bệnh nhân từ 15 tuổi trở lên, với các biểu hiện tương tự như ở trẻ em.
Có một điều may mắn là bệnh thủy đậu có khả năng tái phát rất thấp, vì khi đã mắc bệnh một lần cơ thể đã tự hình thành kháng thể miễn bệnh, ngăn ngừa nguy cơ virus xâm nhập về sau.
Như đã nhắc ở mục trên, nguyên nhân bệnh thủy đậu là do virus Varicella Zoster. Loại virus này đồng thời cũng gây ra các chứng bệnh như zona, chốc lở… và có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp do virus sẽ đi theo nước bọt trong khoang miệng bệnh nhân lúc ho, hắt hơi, nói chuyện lẫn vào trong không khí .... Virus này ẩn cư trong các bong bóng nước trên da người bệnh. Chính vì vậy, một khi tiếp xúc với phần dịch trong bong bóng nước, khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác là rất cao.
Thủy đậu có thời kì ủ bệnh từ 10-20 ngày mới phát, ở giai đoạn này cơ thể người bệnh không có các biểu hiện lâm sàng cụ thể. Trong 7-8 ngày tiếp theo, bạn sẽ dần nhận thấy các dấu hiệu phát ban, xuất hiện các nốt mụn nước, bong bóng nước hình tròn trên da và niêm mạc ở khắp toàn thân, rải rác tại tay, chân, lưng, mặt… Trong các bong bóng nước có chứa dịch trong, sau 24 giờ xuất hiện thì hóa đục và có thể lan rộng trên da nếu nốt mụn bị vỡ ra và chất dịch chảy ra ngoài. Bong bóng nước cũng có thể mọc tại các vùng niêm mạc ở miệng, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, âm đạo… gây khó chịu cho người bệnh. Một số trường hợp xuất hiện mụn nước dạng xuất huyết. Đồng thời, trong giai đoạn này người bệnh sẽ có các dấu hiệu của bệnh thủy đậu như sốt cao, mệt mỏi. Sau từ 7-9 ngày, các nốt mụn nước sẽ khô lại, đóng vảy và tự bong ra.
Trong giai đoạn các nốt mụn đóng vảy bạn nên kết hợp sử dụng thêm thuốc bôi ngoài da đặc trị để giúp quá trình tróc vảy nhanh hơn và hạn chế khả năng để lại sẹo thâm, sẹo rỗ. Cụ thể, các bác sĩ khuyên bạn nên dùng thuốc bôi xanh methylen chấm lên các vết lở mụn do thủy đậu nhằm trị nhiễm khuẩn, hạn chế tình trạng viêm nhiễm lây lan da vùng da lành.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bôi kem acyclovir 5% để hạn chế các nốt mụn nước lây lan, phòng chống bội nhiễm trên da, giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Hường
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.