Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nước ối đục nên uống gì? 5 thức uống giúp nước ối trong mẹ bầu nên biết

Ngày 19/10/2022
Kích thước chữ

Nước ối đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn và phát triển của thai nhi. Không màu và không mùi là hai đặc tính của nước ối. Việc phát hiện nước ối có màu sắc bất thường hay nước ối đục có thể là dấu chỉ cảnh báo sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi đang xấu đi. Vậy nước ối đục nên uống gì để cải thiện?

Nước ối đục là tình trạng diễn ra phổ biến ở mẹ bầu, xuất hiện khi mới bước vào giai đoạn tam cá nguyệt cuối cùng hoặc 3 tháng giữa thai kỳ. Để trả lời cho câu hỏi nước ối đục nên uống gì, trước hết hãy cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu sơ lược về tình trạng nước ối đục bạn nhé!

Hiện tượng nước ối đục

Nước ối đục là gì?

Nước ối là môi trường nước giàu chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo và trao đổi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống và phát triển của thai nhi trong dạ con. Ối giúp bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn, nhiễm trùng, giữ cho dây rốn không bị khô. Khi xuất hiện cơn co tử cung, nước ối dồn xuống làm màng ối căng phồng lên khiến cho việc vượt cạn trở nên dễ dàng hơn.

Nước ối đục nên uống gì? 5 thức uống giúp nước ối trong mẹ bầu nên biết 1 Tham khảo bài viết để biết nước ối đục nên uống gì để cải thiện

Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau khi thụ tinh và màng ối, thai nhi và máu của mẹ là 3 nguồn gốc chính tạo nên nước ối. Nước ối là một dung dịch lỏng với thành phần chủ yếu là nước (chiếm 97 %) còn lại là muối khoáng, các chất hữu cơ, chất điện giải và hormone (chiếm 3 %).

Sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ khiến cho màu sắc nước ối có sự thay đổi. Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nước ối có màu trắng trong, tuy nhiên theo thời gian nước ối chuyển dần sang màu trắng đục như màu nước vo gạo (có thể thấy rõ khi thai nhi được 37 - 38 tuần tuổi). 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do càng vào đế cuối thai kỳ, em bé thải ra nhiều chất gây vào nước ối khiến nước ối đục. Ngoài ra, các tế bào chết của da bé, tế bào chết từ hệ tiêu hóa, đường tiết niệu của thai nhi bong tróc và thải ra nước ối cũng là nguyên nhân khiến màu sắc nước ối chuyển thành màu trắng đục.

Do đó, nếu nước ối đục do các nguyên nhân kể trên gây ra và xuất hiện vào những tháng cuối của thai kỳ thì đây là hiện tượng hết sức bình thường, thai nhi vẫn đang phát triển khỏe mạnh và các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

Nước ối đục nên uống gì? 5 thức uống giúp nước ối trong mẹ bầu nên biết 2 Nước ối đục do chất thải từ thai nhi được cho là bình thường

Khi nào nước ối đục được gọi là bất thường?

Ngoài các nguyên nhân kể trên, phân su của bé tiết ra môi trường ngoài (nước ối) cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nước ối đục. Thông thường, phân su sẽ được thai nhi thải ra trước sinh một vài ngày. Song, nếu thai nhi thai ra phân su quá sớm thì đồng nghĩa với việc thai nhi đang bị thiếu oxy. Ở một số trường hợp thai nhi không may hít phải phân su trong nước ối làm tắc và ngạt đường hô hấp. 

Do đó, hiện tượng này cần được phát hiện sớm và xử lý kịp thời để tránh gây ra những biến chứng vô cùng khôn lường như suy hô hấp cấp, di chứng do thiếu oxy lên não thậm chí là chết lưu.

Mẹ bầu bị nước ối đục nên uống gì? 

Nước ối đục có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến thai nhi và mẹ bầu trong quá trình mang thai. Bên cạnh việc khám thai định kỳ và tuân thủ chỉ định của bác sĩ thì mẹ bầu có thể cải thiện tình trạng nước ối đục bằng một số biện pháp sau đây:

  • Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý: Ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất, ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng tránh làm việc nặng, hạn chế các hoạt động đòi hỏi cúi thấp người hoặc cúi gập người.
  • Mẹ bầu cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, tránh lo nghĩ quá nhiều, tránh stress gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Một câu hỏi các mẹ bầu đặt ra đó là: Nước ối đục nên uống gì? Dưới đây là 5 thức uống mẹ bầu nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày để cải thiện tình trạng nước ối đục mà Nhà Thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến mẹ bầu.

Tích cực uống nước lọc ấm

Nước là thành phần quan trọng giúp đảm bảo quá trình trao đổi chất của cơ thể. Phụ nữ trong thai kỳ cần tích cực bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết. Mẹ bầu nên uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày. 

Mẹ bầu nên uống nước ấm thay vì nước lạnh và đặc biệt cần bổ sung nước vào các thời điểm như: Trước khi tắm, sau khi đi bộ, sau khi đi tiểu và trước khi đi ngủ nhằm bù vào lượng nước đã mất trước đó của cơ thể.

Khi được cung cấp đầy đủ lượng nước thì lượng nước ối của thai phụ cũng sẽ tăng lên và trong hơn.

Nước ối đục nên uống gì? 5 thức uống giúp nước ối trong mẹ bầu nên biết 3 Tích cực uống nước ấm là biện pháp giúp cải thiện nước ối đục

Sinh tố bơ - thần dược của bà bầu

Bơ chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu nên bổ sung bơ trong suốt thai kỳ.

Việc mẹ bầu thường xuyên bổ sung bơ giúp cung cấp hàm lượng acid folic và omega-3 dồi dào. Nước ối hấp thụ các dưỡng chất này sẽ giúp cho thai nhi tránh được nguy cơ dị tật ống thần kinh đồng thời hạn chế tình trạng nước ối đục khi mẹ bầu ăn uống thiếu lành mạnh một cách hiệu quả.

Ngoài ra, bơ còn giúp cho thai nhi tăng cân, giảm ốm nghén, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ, giúp cho làn da của mẹ bầu mịn màng và khỏe đẹp hơn.

Nước dừa rất tốt cho phụ nữ trong thời kỳ thai sản

Từ xưa đến nay, nước dừa được biết đến là thức uống rất tốt cho sức khỏe. Trong nước dừa có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất không chỉ giúp làm đẹp da và tăng cường sức đề kháng cho mẹ và cho bé mà còn giúp tăng nước ối một cách nhanh chóng, giữ cho nước ối sạch và trong.

Mẹ nên bổ sung nước dừa trong suốt thai kỳ, tuy nhiên tránh trường hợp lạm dụng quá sẽ gây ra những tác dụng phụ không tốt. Mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ và không uống vào ban đêm. Trong nước dừa có chứa chất điện giải, nếu cơ thể dung nạp quá nhiều nước dừa có thể khiến thai phụ bị lạnh bụng, run rẩy chân tay…

Nước ối đục nên uống gì? 5 thức uống giúp nước ối trong mẹ bầu nên biết 3 Nước dừa - thức uống tốt cho sức khỏe mẹ bầu

Sinh tố dưa hấu hoặc nước ép dưa hấu

Dưa hấu là loại trái cây chứa rất nhiều nước, hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào, do đó nếu mẹ bầu muốn đảm bảo chất lượng của nước ối thì dưa hấu là một lựa chọn hoàn hảo. Có thể nói, không một loại trái cây nào có thể so sánh được với dưa hấu về cả hàm lượng nước và dinh dưỡng cho cơ thể.

Mặt khác, việc bổ sung dưa hấu vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp tăng khả năng bảo vệ tim, tăng cường chức năng tiêu hóa của thai phụ.

Mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại sữa hạt

Sữa hạt được làm từ các loại hạt giàu dinh dưỡng khác nhau. Loại thức uống này không chỉ bổ dưỡng, an toàn cho sức khỏe mẹ bầu mà còn giúp hỗ trợ làm tăng lượng nước ối và làm trong nước ối hiệu quả.

Nếu như mẹ bầu vẫn băn khoăn chưa biết nên uống gì để nước ối trong thì sữa đậu nành, sữa đậu xanh hay sữa gạo… là các thức uống mẹ bầu có thể cân nhắc. Mẹ bầu có thể rang các loại hạt này trước khi đun nước uống hàng ngày để tăng mức độ thơm ngon cho thức uống.

Nước ối đục nên uống gì? 5 thức uống giúp nước ối trong mẹ bầu nên biết 5 Sữa hạt là nguồn cung cấp dưỡng chất tuyệt vời dành cho mẹ bầu

Trên đây là một vài thông tin mà Nhà Thuốc Long Châu đã tổng hợp về chủ đề nước ối đục. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho mẹ bầu giải đáp thắc mắc: Nước ối đục nên uống gì? Chúc mẹ bầu thật nhiều sức khỏe và có một kỳ vượt cạn thành công!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin