Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú gây cảm giác đau đớn, ngứa ngáy và khó chịu cho mẹ. Nhận biết được nguyên nhân, mẹ có thể biết được giải pháp để cải thiện tình trạng này.
Hiện tượng đầu vú bị nứt, đau và chảy máu là dấu hiệu cho thấy mẹ đang có vấn đề khi cho bé bú. Vậy nguyên nhân của hiện tượng nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú là gì? Và cần làm gì khi gặp vấn đề này. Hãy tham khảo những thông tin sau đây.
Cách phục nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú là gì?
Trong giai đoạn cho con bú sau sinh, ngoài việc làm cách nào để có nhiều sữa cho con thì đầu vú của mẹ có thể bị đau nhức, nứt nẻ hay thậm chí là chảy máu cũng là điều khiến nhiều người bận tâm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do cho bé bú không đúng tư thế khiến bé mút núm vú không đúng cách. Điều cần làm đó là thay đổi tư thế cho bú thì sẽ thấy tình trạng này có sự cải thiện.
Ngoài ra, nếu bé bị nhiễm trùng nấm men trong miệng thì sẽ lây cho mẹ gây tổn thương đầu vú. Dấu hiệu vú bị nhiễm nấm bao gồm: đầu vú ửng đỏ, ngứa ngáy và đau rát không chỉ trong lúc cho bú mà ngay cả thời gian sau đó.
Mẹ bị lây nấm men từ bé đầu vú có thể bị nhiễm trùng, đau nhức
Tình trạng núm vú bị khô hoặc bị chàm cũng dấn tình trạng nứt nẻ, đau nhức. Bệnh chàm làm da xuất hiện vảy gây ngứa ngáy và đau rát. Nếu nghĩ mình bị mắc bệnh chàm da thì mẹ nên đi khám bác sĩ da liễu để được điều trị.
Tình trạng dính thắng lưỡi cũng khiến bé bú sai cách làm đầu vú mẹ nứt nẻ, tổn thương. Thắng lưỡi là lớp niêm mạc nối liền lưỡi với phần da hàm dưới. Nếu dây thắng lưỡi quá ngắn thì làm hạn chế khiến đầu lưỡi không thể cử động bình thường. Nếu nghi ngờ bé bị dính thắng lưỡi thì nên cho bé khám lưỡi để biết có phải bé bị dính thắng lưỡi hay không và tiểu phẫu để giải quyết vấn đề.
Nếu gặp vấn đề nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo một số giải pháp dưới đây để giảm thiểu cơn đau:
Cho con bú đúng tư thế để tránh tổn thương đầu vú
Nếu cơn đau núm vú vượt quá giới hạn thì mẹ nên dừng cho bé bú hay hút sữa trong một hoặc một vài ngày để chờ cho nhũ hoa hồi phục. Khi cơn đau đầu ngực giảm bớt và những thương tổn được chữa lành thì mẹ có thể sẵn sàng cho bé bủ trở lại.
Nên đến khám bác sĩ nếu nhũ hoa chảy máu và đau đớn trong liên tục 24 giờ hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, viêm, chảy mủ. Vì qua những vết thương hở, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng tuyến vú. Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách chữa lành thương tổn cho núm vú và duy trì nguồn sữa về sau.
Nếu gặp vấn đề nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú thì hãy tham khảo những cách chữa lành núm vú sau:
Dùng gạc lạnh hoặc miếng đắp hydrogel: Cách này giữ cho đầu vú không bị khô, hiệu quả trong việc giảm đau, ngứa và viêm nhiễm.
Cần chú ý đến vấn đề vệ sinh ngực sau khi cho con bú
Với những biện pháp trên, mẹ có thể giảm những cơn đau do nứt đầu nhũ hoa gây nên một cách hiệu quả.
Nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú, hay thậm chí là núm vú chảy máu đều không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bởi vì nếu vô tình nuốt phải máu thì lượng máu này sẽ được đào thải ra ngoài khi bé đi vệ sinh. Tuy nhiên, cần chú ý điều chỉnh tư thế để bé có thể nhận đủ lượng sữa cần thiết.
Nếu biết rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nứt đầu nhũ hoa khi cho con bú, mẹ nên tiếp tục cho bú trong thời gian chờ vết thương lành. Nếu đau quá mức, mẹ có thể hút sữa chứa trong bình để nuôi bé trong thời gian chờ bình phục.
Uyên
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.