Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Lông nách rậm rạp gây ra không ít bất tiện và phiền toái cho chị em phụ nữ, nhất là sau khi vừa trải qua sinh nở. Nhưng liệu sau sinh nhổ lông nách có sao không? Bài viết sẽ giúp mẹ giải đáp câu hỏi ở cữ có được nhổ lông nách không?
Thời kỳ mang thai và sinh nở, do thay đổi nội tiết tố nên lông nách ở phụ nữ thường mọc rậm hơn bình thường. Vì thế nên khi sinh xong, nhiều người muốn nhổ lông nách để vùng da dưới cánh tay thông thoáng, sạch sẽ. Vậy lúc ở cữ có được nhổ lông nách không? Liệu có gì kiêng kỵ hay ảnh hưởng xấu hay không?
Vậy ở cữ là gì? Phụ nữ sau khi sinh cần một khoảng thời gian để hồi phục sức khỏe cũng như thích nghi với nhịp sinh hoạt mới với sự có mặt của một “thiên thần” nhỏ vừa chào đời. Quãng thời gian này được gọi là ở cữ.
Dù ở nước ngoài hay Việt Nam, ở thời xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì ở cữ luôn được coi là thời gian quan trọng mà người phụ nữ cần được ưu tiên chăm sóc. Tuy vậy, do quan niệm ở mỗi nơi, mỗi thời khác nhau mà những nguyên tắc và độ dài về thời gian ở cữ cũng khác nhau.
Ví dụ như ở nước ta, theo quan niệm của người xưa, phụ nữ ở cữ phải kiêng cữ khá nhiều cả về chế độ ăn uống, sinh hoạt và tâm linh trong vòng 3 tháng 10 ngày. Tuy nhiên, ngày nay, với những tư tưởng tiến bộ xã hội cộng với sự phát triển của y học hiện đại, các bác sĩ sản khoa cho rằng phụ nữ sau khi sinh có thể chỉ cần 1 tháng nghỉ ngơi hoặc có thể ngắn hơn tùy vào thể trạng từng người. Khi cơ thể đã hồi phục hoàn toàn về sức khỏe, chị em có thể trở về trạng thái sinh hoạt cuộc sống như bình thường.
Ở các nước phương Tây, gần như họ không có quá nhiều kiêng cữ, họ sẽ biết tạm dừng ăn một số món hoặc hạn chế tối đa các hoạt động mạnh, còn phần lớn các vấn đề khác trong cuộc sống vẫn diễn ra bình thường.
Dù quan điểm kiêng cữ trong thời gian sau sinh có thể khác nhau song không thể phủ nhận phụ nữ ở cữ là rất cần thiết. Bởi sẽ giúp người mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe, tránh gặp phải các vấn đề về hậu sản cũng như có thời gian chăm sóc tốt nhất cho bé yêu trong những ngày tháng đầu đời.
“Ở cữ có được nhổ lông nách không” là điều mà rất nhiều chị em quan tâm. Một số người lo ngại sẽ ảnh hưởng đến vùng da yếu và mỏng ở dưới cánh tay, số khác lại e dè về vấn đề kiêng cữ sau khi sinh. Vậy đâu là câu trả lời chính xác và khoa học nhất cho vấn đề này.
Theo các chuyên gia da liễu, đó là những lo lắng hoàn toàn có cơ sở, phụ nữ ở cữ không nên nhổ lông nách. Bởi sau sinh, cơ thể người mẹ thường rất nhạy cảm và vùng da dưới cánh tay cũng vậy. Việc nhổ lông nách sẽ làm lỗ chân lông giãn nở, sạm đen, gây mất thẩm mỹ. Không những vậy, lỗ chân lông to còn khiến vi khuẩn dễ hình thành và phát triển, dẫn đến nguy cơ bị viêm da, nhiễm trùng da, viêm chân lông…
Trên thực tế, việc nhổ lông nách có thể dẫn đến những tác hại như:
Do đó, mẹ sau sinh không nên nhổ lông nách mà tìm các biện pháp loại bỏ lông nách hiệu quả hơn để tránh những tổn thương da không đáng có.
Hiện nay, có nhiều phương pháp tẩy lông nách hiệu quả mà mẹ có thể áp dụng như waxing, tẩy lông từ nguyên liệu tự nhiên, tẩy lông bằng kem, sử dụng Laser… Tuy nhiên, khi đang trong thời gian ở cữ, mẹ nên căn cứ vào tình hình sức khỏe của bản thân cũng như cân nhắc lựa chọn giải pháp an toàn, phù hợp để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.
Phụ nữ ở cữ không nên nhổ lông nách, song nếu tình trạng lông nách quá dài và dày gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày, buộc phải nhổ lông để loại bỏ thì mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau:
Như vậy, bài viết đã giúp mẹ có câu trả lời chính xác cho thắc mắc “ở cữ có được nhổ lông nách không?” và đưa ra những lời khuyên hữu ích khi mẹ muốn loại bỏ tình trạng lông rậm rạp ở vùng da dưới cánh tay. Mẹ luôn nhớ cẩn thận và có sự chăm sóc đúng cách cho da để tránh gặp những hệ quả không mong muốn nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...