Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Panadol uống trước hay sau khi ăn hiệu quả nhất?

Ngày 10/02/2023
Kích thước chữ

Panadol chứa hoạt chất paracetamol, thuộc danh mục thuốc không kê đơn. Nhiều người thắc mắc rằng Panadol uống trước hay sau khi ăn hiệu quả nhất? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Thuốc Panadol uống trước hay sau khi ăn hiệu quả nhất? Thuốc được khuyến cáo nên uống cách xa bữa ăn khoảng từ 30 phút tới 1 tiếng. Bởi vì thức ăn có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thu cũng như hiệu quả điều trị của thuốc. Ngoài ra, thuốc phù hợp cho đối tượng người lớn, trẻ em trên 6 tuổi và người cao tuổi.

1. Công dụng

Panadol thường được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau để phù hợp cho mọi đối tượng sử dụng như trẻ nhỏ, người trưởng thành hay người vừa trải qua phẫu thuật, cụ thể:

  • Thuốc Panadol sủi được bào chế dạng viên sủi chứa 500 mg paracetamol, hòa tan và sử dụng dễ dàng với nước.
  • Thuốc Panadol Extra (Panadol đỏ) có chứa 500 mg paracetamol, đồng thời chứa chất caffeine không chỉ giúp giảm đau, hạ sốt mà còn giúp người bệnh duy trì sự tỉnh táo, tập trung trong công việc và sinh hoạt hàng ngày.
  • Thuốc Panadol xanh bào chế dạng viên nén chứa 500 mg paracetamol.
  • Thuốc Panadol trẻ em với thành phần chính chỉ bao gồm 250 mg paracetamol phù hợp với trẻ em trên 6 tuổi, thuốc được bào chế dạng viên nhai với hương vị anh đào ngọt dễ dùng cho trẻ.

Panadol uống trước hay sau khi ăn

Paracetamol là thành phần chính có trong thuốc

>> Có thể bạn chưa biết: Sự khác biệt giữa Panadol đỏ và xanh - Tìm hiểu cách sử dụng và tác dụng của từng loại

Với tác dụng chính giúp làm dịu cơn đau nhức và hạ nhiệt độ cơ thể, thuốc thường được chỉ định để điều trị triệu chứng với các trường hợp sau đây:

  • Đau nửa đầu, đau đầu.
  • Đau răng miệng.
  • Đau nhức cơ - xương - khớp, đau do viêm cơ, viêm xương khớp.
  • Đau họng.
  • Đau bụng kinh.
  • Đau sau làm thủ thuật như nhổ răng.
  • Đau đơn hay đa dây thần kinh.
  • Sốt do cảm lạnh.
  • Sốt do nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây bệnh.
  • Phản ứng sau khi tiêm vacxin.

Tùy theo tình trạng bệnh lý và thể trạng của bệnh nhân, dược sĩ hay bác sĩ có thể chỉ định thuốc với liều lượng khác nhau.

2. Panadol uống trước hay sau khi ăn sẽ hiệu quả?

Nhiều người thắc mắc Panadol uống trước hay sau khi ăn sẽ hiệu quả hơn? Thuốc nên được uống cách xa bữa ăn khoảng từ 30 phút tới 1 giờ. Nếu sử dụng thuốc quá gần bữa ăn hay trong bữa ăn có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thu hoạt chất vào cơ thể. Đồng thời, dùng thuốc cùng nước ấm sẽ giúp hoạt chất được hấp thu tốt hơn.

Về liều lượng sử dụng, mỗi đối tượng sẽ sử dụng thuốc khác nhau. Với đối tượng là người trưởng thành và trẻ em trên 11 tuổi, người bệnh sử dụng liều từ 0,5 g đến 1 g paracetamol, tương đương 1 đến 2 viên mỗi liều dùng. 

Liều tối đa được sử dụng mỗi ngày ở nhóm đối tượng này được khuyến cáo là dưới 4 g tức dưới 8 viên/ngày. Thuốc chỉ được sử dụng bằng đường uống và sử dụng theo hướng dẫn đính kèm thuốc.

Với trẻ nhỏ từ 6 đến 11 tuổi uống theo liều từ 250 đến 500 mg thuốc. Liều tối đa của trẻ em được tính dựa trên cân nặng là 60 mg/kg cân nặng của trẻ. Phu huynh chỉ sử dụng tối đa 4 liều/ngày cho trẻ. Nếu không có chỉ định hay sự theo dõi cẩn thận từ bác sĩ, cha mẹ chỉ nên cho trẻ uống thuốc này tối đa ba ngày.

Trong trường hợp trẻ sử dụng thuốc liên tục trong ba ngày nhưng triệu chứng bệnh không thuyên giảm, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị đúng và kịp thời.

Ở mọi đối tượng bệnh nhân, mỗi liều paracetamol cách nhau tối thiểu 4 đến 6 giờ. Tránh dùng thuốc quá liều làm tăng nguy cơ ngộ độc thuốc và gây suy giảm chức năng tế bào gan. Bên cạnh đó, trẻ từ 5 tuổi trở xuống không nên dùng thuốc này. Với đối tượng thường xuyên uống rượu, bia hay đồ uống có cồn, mỗi ngày chỉ nên sử dụng tối đa 2 g paracetamol.

Lưu ý khác là bệnh nhân không dùng đồng thời các loại thuốc có chứa hoạt chất paracetamol, nếu có sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hiệu chỉnh liều phù hợp để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Panadol uống trước hay sau khi ăn hiệu quả nhất? Lưu ý bạn cần biết khi sử dụng thuốc Panadol 2 Thuốc Panadol uống trước hay sau khi ăn đạt hiệu quả?

3. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc này không cần kê đơn, người dân có thể tự mua sử dụng mà không cần sự theo dõi của bác sĩ. Tuy nhiên, có ghi nhận tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc ở người bệnh như phản ứng dị ứng, mẫn cảm với thuốc. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy cảm giác giảm hoặc mất thính giác tạm thời trong thời gian dùng thuốc.

Tác dụng phụ thường gặp là rối loạn tiêu hóa, biểu hiện với triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, chướng bụng, đau bụng thượng vị và dưới sườn phải.

Bên cạnh đó, trước khi kê đơn, người bệnh có thể được cảnh báo với một số trường hợp phản ứng mẫn cảm mạnh như hội chứng hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Steven-Johnson hay hội chứng Lyell.

Panadol uống trước hay sau khi ăn hiệu quả nhất? Lưu ý bạn cần biết khi sử dụng thuốc Panadol 3 Thuốc có thể gây mẩn ngứa da

Ngoài ra, bệnh nhân cần tuân thủ liều lượng khi sử dụng thuốc tránh trường hợp ngộ độc paracetamol. Điều này có thể ảnh hưởng tới chức năng gan, gây suy giảm và hoại tử tế bào gan. Người bệnh có thể gặp phải triệu chứng như:

  • Toát mồ hôi.
  • Đau bụng vùng dưới sườn phải hoặc vùng thượng vị.
  • Buồn ngủ nhiều, người bệnh có thể ngủ li bì.
  • Bệnh tiến triển gây vàng mắt, vàng da.

Triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện sau 30 phút hoặc tới 24 giờ sau mới biểu hiện. Bởi vậy, nếu sử dụng thuốc cho trẻ em cần theo dõi và kiểm soát liều lượng. Đồng thời, chú ý mỗi liều thuốc cần cách nhau 4 đến 6 giờ. Nếu người bệnh đã khỏi triệu chứng, không cần thiết sử dụng liều tiếp theo.

Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nghi ngờ ngộ độc Panadol, cần dừng sử dụng thuốc ngay lập tức và đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

4. Lưu ý khi dùng thuốc

4.1. Lưu ý khi sử dụng thuốc

Thuốc có thành phần chính là paracetamol được sử dụng thường xuyên trong đời sống hàng ngày với khả năng giảm đau và hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc không dành cho tất cả mọi người. 

Một số đối tượng chống chỉ định sử dụng thuốc bao gồm bệnh nhân thiếu hụt men G6PD (glucose-6-phosphate dehydrogenase) bẩm sinh hay mắc phải. Bệnh nhân có tiền sử hoặc hiện tại có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay có tiền sử dị ứng với thuốc khác có chứa paracetamol cần thận trọng khi sử dụng thuốc.

Với phụ nữ đang thai nghén và đang cho con bú, cần cân nhắc giữa lợi ích và tác hại khi sử dụng thuốc. Vì hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu xác định nguy cơ của paracetamol với bà bầu trong giai đoạn thai kỳ cũng như chất lượng của sữa mẹ trong thời gian cho con bú.

Vì gan và thận là những cơ quan xử lý thuốc chính nên bệnh nhân đang hoặc đã điều trị các bệnh suy chức năng gan và thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Panadol uống trước hay sau khi ăn hiệu quả nhất? Lưu ý bạn cần biết khi sử dụng thuốc Panadol 4 Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú nên thận trọng khi điều trị với thuốc

4.2. Lưu ý khi bảo quản thuốc

Thuốc cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo trong điều kiện nhiệt độ phòng. Tránh để thuốc ở môi trường ẩm ướt cũng như nơi bị chiếu ánh sáng trực tiếp. Nếu thuốc đã hết hạn hoặc có dấu hiệu hỏng như chảy nước, mốc hay thay đổi màu, tuyệt đối không được dùng tiếp.

>> Bạn có biết Paralmax extra có giống Panadol không?

Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về thắc mắc “Panadol uống trước hay sau khi ăn?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể giải đáp được thắc mắc cũng như biết được những thông tin cơ bản về thuốc này. Đây là loại thuốc không kê đơn với tác dụng giảm đau và hạ sốt nhanh chóng nên được sử dụng phổ biến hàng ngày. Khi sử dụng thuốc, người dùng cần chú ý uống thuốc xa bữa ăn để đảm bảo hiệu quả của thuốc nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin