Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Panic Attack là gì bệnh gì? Bệnh lý này có nguy hiểm không?

Ngày 13/11/2022
Kích thước chữ

Panic Attack là một loại bệnh tâm lý diễn ra âm thầm và rất khó phát hiện. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh Panic Attack là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ra sao?

Trong xã hội phát triển, bên cạnh sự văn minh, con người cũng phải đối mặt với nhiều áp lực nên rất dễ mắc các chứng bệnh tâm lý. Các bệnh lý này thường diễn ra âm thầm và không có biểu hiện rõ rệt khi mới vừa bắt đầu. Panic Attack cũng là một loại bệnh tâm lý ngày càng có nhiều người mắc phải, nhất là các bạn trẻ. Vậy Panic Attack là gì? Phương pháp điều trị và phòng chống bệnh như thế nào?

Tìm hiểu về thắc mắc: Panic Attack là gì?

Panic Attack là cơn hoảng loạn bất ngờ xảy ra khi không có một mối đe dọa hoặc nguy hiểm rõ ràng nào xuất hiện. Đôi khi bản thân người bệnh có thể nhầm lẫn các cơn hoảng loạn này với cơn đau tim. Nếu không được điều trị kịp thời thì chứng Panic Attack sẽ khiến người mắc sợ hãi những nơi công cộng do các cơn hoảng loạn tái đi tái lại. 

Panic attack là gì và các thông tin từ A đến Z về căn bệnh này 1 Panic attack là gì?

Các cơn hoảng loạn sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm, dẫn đến phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”. Các triệu chứng sẽ thay nhau xuất hiện và đạt đỉnh điểm trong khoảng 10 phút. Các triệu chứng đó có thể kể đến như run rẩy, khó thở, bốc hỏa, ớn lạnh, thở gấp, khó nuốt, đau ngực,  buồn nôn, đau bụng, đổ mồ hôi, thở hụt hơi, tim đập nhanh, cảm thấy muốn xỉu,... thậm chí cảm nhận cái chết đang sắp đến.

Cho đến nay vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh Panic Attack. Tuy nhiên những ai mắc chứng bệnh này phần lớn thường do bản thân không ổn về mặt tâm lý như:

  • Mắc các bệnh tâm lý: Rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn căng thẳng sau sang chấn. 
  • Chứng kiến các sự kiện đau buồn: Gia đình mất người thân, từng bị lạm dụng thời thơ ấu, căng thẳng cao độ trong công việc, từng trải qua tai nạn giao thông nghiêm trọng hay biến cố thay đổi lớn trong cuộc đời.

Cách điều trị Panic Attack hiệu quả

Sau khi hiểu được Panic Attack là gì, bạn cần tìm hiểu về cách điều trị chứng bệnh này. Thông thường các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách kiểm tra thể chất cùng các xét nghiệm để đảm bảo bạn không bị các triệu chứng trên do đau tim. Người bệnh mắc Panic Attack sẽ có hai cách điều trị chính:

Điều trị tâm lý

Người mắc bệnh sẽ gặp các bác sĩ chuyên gia thần kinh để chữa trị. Tuỳ vào tình trạng bệnh để các bác sĩ có phương pháp trị liệu phù hợp. Thường họ sẽ cho bệnh nhân tập làm quen với các triệu chứng, tự nhận thức nỗi đau buồn của bản thân. Từ đó người bệnh sẽ biết rằng sự hoảng sợ là bình thường. Nếu trị liệu thành công thì người mắc chứng Panic Attack sẽ điều khiển được tâm lý bản thân và tự vượt qua chúng cũng như có khả năng bình tĩnh hơn.

Panic attack là gì và các thông tin từ A đến Z về căn bệnh này 2 Các bác sĩ tâm lý sẽ giúp người mắc tự đối diện và vượt qua cơn hoảng loạn

Điều trị với thuốc

Các loại thuốc thường sử dụng cho người mắc Panic Attack điển hình như thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin, các loại thuốc benzodiazepine, thuốc chẹn beta hay thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc norepinephrine. Hầu hết các thuốc này đều an thần, giảm các triệu chứng liên quan đến cơn hoảng loạn. Có thể sử dụng thuốc kết hợp với điều trị tâm lý để tăng nhanh hiệu quả.

Giải pháp phòng chống Panic Attack 

Sau khi giải đáp thắc mắc Panic attack là gì cũng như biết cách điều trị chứng bệnh này thì cần quan tâm đến các giải pháp phòng ngừa bệnh. Một số cách sau sẽ giúp bạn tăng cường sức khoẻ tổng thể và giảm nguy cơ bị hoảng loạn:

Ăn uống đủ chất

Để giảm lo âu, căng thẳng thì chế độ ăn rất quan trọng.  Bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất, ăn đa dạng các loại thịt nạc, hoa quả tươi, sữa và ngũ cốc nguyên hạt, tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh sẽ giúp cơ thể sản sinh ra chất serotonin làm giảm stress. Đặc biệt uống đủ nước mỗi ngày.

Ngủ đủ giấc

Panic attack là gì và các thông tin từ A đến Z về căn bệnh này 3 Giấc ngủ và các rối loạn lo âu có liên quan mật thiết với nhau

Chất lượng giấc ngủ và sự lo âu có mối quan hệ mật thiết. Chính vì mất ngủ khiến các cơn stress nặng hơn cũng như chứng lo âu dễ tái phát hơn. Bạn cần đảm bảo ngủ mỗi ngày được 7 - 9 tiếng và duy trì chúng điều độ, hạn chế đồ uống có cồn hay cà phê để ngủ ngon giấc hơn. 

Vận động cơ thể

Tập luyện thể thao làm máu lưu thông tốt từ đó giúp giải phóng cơ thể, giảm căng thẳng hiệu quả. Vận động luôn tạo ra chất giảm đau tự nhiên mang tên endorphins. Chất này giúp bạn có trạng thái tâm lý tích cực và ngủ ngon hơn. Tốt nhất hãy tìm cho mình một môn thể thao yêu thích và tham gia với nhiều người để giải tỏa stress.

Tâm sự với người thân, bạn bè

Panic attack là gì và các thông tin từ A đến Z về căn bệnh này 4 Chia sẻ với những người thân sẽ giúp giải toả căng thẳng hiệu quả

Chỉ cần bạn biết cách chia sẻ, nói ra những vướng mắc, lo âu trong lòng, những ý nghĩ tiêu cực luẩn quẩn sẽ nhanh chóng tan đi. Hãy chọn tâm sự với người thường đưa ra những lời khuyên hay và mang trạng thái tâm lý tích cực để giúp bạn thoát khỏi cơn âu lo nhanh chóng. Bên cạnh đó, massage, tập thiền, tập Yoga đều là những hoạt động hay giúp duy trì trạng thái tâm lý tốt và giảm nhanh căng thẳng. 

Trên đây là những giải đáp liên quan đến thắc mắc Panic Attack là gì. Hy vọng sau khi đọc bài viết bạn có thể hiểu hơn về chứng bệnh này và biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bảo Thanh

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin