Mời quý bạn đọc cùng Nhà Thuốc Long Châu đi tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh nấm ống tai, phác đồ điều trị và cách phòng tránh căn bệnh này.
Nấm ống tai và nguyên nhân gây bệnh
Nấm ống tai là bệnh hay gặp và chiếm tỷ lệ lớn trong các bệnh về tai mũi họng, thường gây bệnh ở những người tiếp xúc với nguồn nước không đảm bảo vệ sinh hoặc bơi lội ở sông, hồ, kênh rạch, thậm chí còn gây bệnh ở những người thường xuyên bơi ở hồ bơi công cộng có nguồn nước không được xử lý đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định. Theo các thống kê thì mùa hè là mùa dễ mắc bệnh nấm ống tai nhất và những nguyên nhân gây ra như sau:
-
Sử dụng dụng cụ ráy tai không đảm bảo vệ sinh.
-
Lạm dụng thuốc kháng sinh nhỏ tai.
-
Người bị chàm ống tai.
-
Tắm ở những nơi có nguồn nước ô nhiễm.
-
Những phụ nữ mắc bệnh nấm âm đạo nhưng không được điều trị dứt điểm hoặc bất kể nơi nào trên cơ thể bị nấm và tay của người bệnh chính là tác nhân làm lây lan bệnh.
Tắm ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân của bệnh
Triệu chứng của bệnh nấm ống tai ngoài
Bệnh nấm ống tai khá dễ điều trị nhưng nếu người bệnh chủ quan không điều trị dứt điểm sẽ lây lan ra nhiều khu vực khác trên cơ thể, các triệu chứng dễ nhận thấy như:
-
Ngứa ngáy làm cho người bệnh phải ráy tai liên tục.
-
Sưng tấy, ửng đỏ ở khu vực ống tai.
-
Chảy mủ ra bên ngoài, đôi lúc có màu trắng hoặc vàng.
-
Ù tai, có cảm giác như gió thổi vào tai.
-
Giảm khả năng nghe vì lớp nấm hình thành nhiều gây bít tai.
-
Cảm giác đau ngày càng tăng.
-
Trong ống tai xuất hiện nhiều mảnh vụn màu trắng hoặc đen, có mùi hôi.
Đau tai, ù tai là các triệu chứng dễ thấy nhất của bệnh nấm ống tai
Các cấp độ của bệnh nấm ống tai
Bệnh nấm ống tai tuy dễ điều trị nhưng nhiều trường hợp bệnh nhân chủ quan không điều trị dẫn đến bệnh nặng, kéo dài thời gian điều trị. Bệnh nấm ống tai có các mức độ như sau:
-
Bệnh sẽ hết sau 10 - 15 ngày điều trị nếu được vệ sinh đúng cách, tai luôn được giữ ở trạng thái khô ráo.
-
Nếu bệnh nấm tai kết hợp với vi khuẩn hoặc thủng màng nhĩ, viêm tai giữa kèm theo thì quá trình điều trị sẽ lâu hơn.
-
Ở mức độ nặng dẫn đến ác tính sẽ làm cho hệ miễn dịch của bệnh nhân bị suy giảm, lan dần đến các khu vực khác.
Phác đồ điều trị bệnh nấm ống tai ngoài
Bệnh nấm ống tai hay tái đi tái lại nên phải điều trị tận gốc và luôn vệ sinh tai sạch sẽ, tuân thủ điều trị đúng phác đồ. Bệnh này thường được điều trị bằng kháng sinh chống nấm dưới dạng bôi và uống kết hợp tùy theo từng loại nấm, lưu ý không nên dùng dạng bôi đối với những bệnh nhân bị thủng màng nhĩ.
-
Khi được bác sĩ chẩn đoán là bệnh nấm ống tai thì bệnh nhân sẽ được lấy và loại bỏ hoàn toàn nấm, lau sạch ống tai và bên ngoài tai.
-
Sau đó làm ẩm tai, thấm cồn boric 3%, dung dịch betadin hoặc tím gentian vào que bông để làm sạch tai.
-
Tiếp đó, dùng thuốc mỡ kháng nấm để loại trừ vi nấm hoàn toàn.
Bệnh nấm ống tai nên kiêng ăn gì và ngăn ngừa như thế nào?
Để ngăn ngừa bệnh nấm ống tai thì mỗi bệnh nhân phải nắm rõ được các nguyên nhân gây ra bệnh để ngăn không cho bệnh tái phát, cần điều trị dứt điểm để tránh lây lan sang các khu vực khác. Dưới đây là các thực phẩm nên kiêng khi bị nấm ống tai và cách phòng tránh bệnh này.
Bệnh nấm ống tai nên kiêng ăn gì?
-
Tránh các thực phẩm như đường, muối, bánh mỳ,... vì những thực phẩm này khiến cho đường huyết tăng giảm đột ngột dẫn đến ù tai, kéo dài quá trình điều trị.
-
Hạn chế các thực phẩm dai, cứng vì khi ăn những thực phẩm này cơ phải hoạt động nhiều làm cho quá trình phục hồi lâu hơn.
-
Các thực phẩm như xôi, các loại bánh làm từ gạo nếp sẽ khiến tạo mủ nhiều hơn, lâu khô hơn.
Nên loại bỏ đường ra khỏi thực đơn để rút ngắn quá trình điều trị
Cách ngăn ngừa bệnh nấm ống tai
-
Không nên ráy tai bằng các dụng cụ không đảm bảo vệ sinh.
-
Không sử dụng các dịch vụ lấy ráy tai không đảm bảo vệ sinh ở bên ngoài.
-
Đối với những người đi bơi thường xuyên thì nên vệ sinh tai sạch sẽ và giữ khô ráo sau khi bơi xong.
-
Không nên lạm dụng kháng sinh để nhỏ vào tai vì khả năng nhiễm nấm sẽ cao hơn.
-
Khi một bộ phận nào trên cơ thể bị nấm thì phải điều trị triệt để tránh trường hợp lây lan sang các vùng khác.
Bệnh nấm ống tai tuy không nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nhưng khi phát hiện có triệu chứng nhiễm bệnh thì nên có phác đồ điều trị hợp lý để tránh biến chứng thành những bệnh nguy hiểm khác. Hy vọng qua những thông tin chia sẻ ở trên đã giúp các bạn đã hiểu rõ về căn bệnh nấm ống tai cũng như phác đồ điều trị, các thực phẩm cần kiêng kem và cách ngăn ngừa để tránh tái phát.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp