Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phác đồ điều trị viêm màng não mủ Bộ Y tế bố mẹ cần biết sớm

Ngày 16/06/2022
Kích thước chữ

Viêm màng não mủ ngày nay đang là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây hại trực tiếp đến sức khỏe của trẻ. Vậy bố mẹ cần tìm hiểu thêm về phác đồ điều trị viêm màng não mủ Bộ Y tế để đảm bảo đúng thuốc, đúng bệnh, thời gian điều trị ngắn và tránh di chứng không mong muốn.

Bất cứ loại vi khuẩn nào gây ra bệnh viêm màng não mủ đều khiến bé rơi vào tình trạng nguy cấp chỉ sau vài giờ mắc bệnh. Vì vậy, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý về liều thuốc, cách chăm sóc cho con mau chóng hồi phục.

Viêm màng não mủ có mấy loại?

Viêm màng não mủ là bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào hệ thần kinh não bộ và tủy sống gây ra. Những loại vi khuẩn này thường xâm nhập qua đường hô hấp và khiến người bệnh mắc thêm các chứng như viêm họng, viêm phế quản,… trước khi tiến lên và khiến màng não bị viêm nhiễm.

Giai đoạn mắc bệnh nhiều nhất và cũng dễ lây bệnh nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Đối với người trưởng thành thì nguy cơ mắc bệnh thấp hơn nhiều nhưng không phải không có nên bất cứ ai cũng cần lưu ý giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Hiện nay, viêm màng não mủ đa số được hình thành từ các loại vi khuẩn sau:

  • Viêm màng não mủ mô cầu: Viêm màng não mủ do não mô cầu khá nguy hiểm và có diễn biến bệnh rất nhanh, thậm chí có nguy cơ tử vong cao trong 24h sau khi phát bệnh. Thời gian ngắn ngủi như vậy nên cần có phác đồ điều trị viêm màng não mủ phù hợp với tình trạng thể chất của người bệnh để nhanh chóng ổn định tình hình, tránh những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu,…
  • Phế khuẩn gây viêm màng não mủ: Đa số chủng phế cầu gây bệnh viêm màng não mủ là loại phế cầu b, tốc độ lây lan nhanh, có khi phát triển thành ổ dịch chỉ trong thời gian rất ngắn. Tỷ lệ trẻ em mắc viêm màng não mủ do phế cầu cũng cao hơn nhiều so với một số loại vi khuẩn, vi rút, nấm khác.
  • Vi khuẩn Hib: Đây là loại vi khuẩn gây bệnh nhiều nhất ở trẻ sơ sinh dưới 36 tháng tuổi. Nếu không tiêm ngừa đầy đủ thì khi tiếp xúc với người bệnh, trẻ rất dễ lây nhiễm vì khi này hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên sức chống chọi cũng còn khá yếu.
  • Vi khuẩn E.coli gây viêm màng não mủ: Loại vi khuẩn này chủ yếu chỉ gây bệnh ở trẻ nhỏ sơ sinh và trẻ em chứ không nhiều ở người lớn. Tuy nhiên đây cũng là tác nhân rất nguy hại đến sức khỏe và cả tính mạng của con trẻ vì có mặt trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc như thịt cá, sữa tươi.

Phác đồ điều trị viêm màng não mủ Bộ Y tế bố mẹ cần biết sớm 1

Phế khuẩn qua máu đến làm viêm nhiễm màng não, tủy sống

Phác đồ điều trị viêm màng não mủ Bộ Y tế gồm những gì?

Nguyên tắc xây dựng phác đồ điều trị

Viêm màng não mủ là bệnh cần được cấp cứu kịp thời, chẩn đoán nhanh chóng, chính xác cũng nhờ có kế hoạch điều trị kịp thời, theo dõi tiến triển của bệnh liên tục để có những sửa đổi kịp thời.

Liệu pháp sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh này cũng cần có nhiều điều lưu ý, không được phép có bất cứ sai sót nào trong khâu chẩn đoán và kê đơn thuốc.

Ngoài ra, yếu tố nhanh chóng cũng cần được đảm bảo vì đây là căn bệnh diễn biến rất nhanh, khó lường. Đối với trường hợp bệnh nặng, bệnh chuyển biến xấu hay phát hiện bệnh muộn thì các y bác sĩ cần hết sức cứu chữa, áp dụng các biện pháp điều trị tích cực đúng lúc để đảm bảo tính mạng của bệnh nhân cũng như hạn chế di chứng về sau.

Tiến hành phác đồ điều trị viêm màng não mủ

Liệu pháp sử dụng kháng sinh cần dùng khi đã xác định được nguyên nhân, loại vi khuẩn dẫn đến viêm màng não mủ qua chẩn đoán, xét nghiệm dịch màng não lâm sàng.

Phác đồ điều trị viêm màng não mủ Bộ Y tế bố mẹ cần biết sớm 2

Kháng sinh là phương pháp điều trị tin dùng nhiều nhất hiện nay

Phế cầu: Khi nhận thấy vi khuẩn có độ nhạy cảm với Penicillin thì có thể sử dụng Benzyl Penicillin để thay thế với liều 60mg/kg. Khi không đủ điều kiện, không có kháng sinh đồ và MIC nồng độ ức chế tối thiểu thì cần sử dụng Cefotaxime theo như cách dùng khi chưa xác định được căn nguyên của bệnh, cần kết hợp với Vancomycine 60mg/kg/24h và chia ra làm 4 lần để truyền vào tĩnh mạch bệnh nhân kết hợp cùng uống Rifampicin 20mg/kg 2 lần. Thời gian điều trị theo phác đồ trên thường kéo dài trong khoảng từ 10 – 14 ngày.

Với vi khuẩn Hib: Cần dùng Cefotaxime hoặc thuốc Ceftriaxone theo như hướng dẫn sử dụng chưa phát hiện nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Thời gian điều trị viêm màng não mủ do loại vi khuẩn này thường sẽ kéo dài trong khoảng từ 7 – 10 ngày tùy thể trạng và độ hồi phục của bệnh nhân. Nếu có dấu hiệu không tiếp nhận Pefloxacin 10 – 15mg/kg/ngày thì nên chia ra thành 2 – 3 lần truyền vào tĩnh mạch hoặc thay bằng Meropenem 120mg/kg/ngàng chia đều thành 3 – 4 lần tiêm.

Đối với viêm màng não mủ mô cầu: Sử dụng Penicillin G 250000UI/kg/ngày hoặc thay bằng Ampicillin 200mg/kg/ngày để thay thế, nên chia làm 4 lần tiêm truyền tĩnh mạch. Cũng có thể sử dụng loại khác là Cefotaxime hoặc là Ceftriaxone theo cách hướng dẫn phác đồ khi chưa phát hiện nguyên nhân bệnh. Thời gian điều trị đối với loại vi khuẩn này là từ 5 – 7 ngày.

Khi sử dụng thuốc cần lưu ý một số trường hợp bệnh nhân mắc viêm màng não mủ có một số biến chứng như suy gan, suy thận thì nên điều chỉnh liều dùng kháng sinh cho hợp lý, cân nhắc tính toán cẩn thận, tránh các tác dụng phụ không mong muốn lên sức khỏe bệnh nhân mà vẫn đảm bảo chữa khỏi viêm màng não mủ.

Tùy vào tình trạng bệnh nhân có thể gặp phải mà cần có thêm phác đồ điều trị khác. Ví dụ như co giật, đe dọa shock hay suy hô hấp,… đều cần được đưa vào phòng hồi sức tích cực để điều trị phối hợp kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm hơn.

Phác đồ điều trị viêm màng não mủ Bộ Y tế bố mẹ cần biết sớm 3

Cần có các biện pháp kịp thời khi bệnh diễn biến xấu

Ngoài ra, chế độ chăm sóc khi điều trị bệnh nhân viêm màng não mủ cũng cần đảm bảo các điều kiện như phòng ốc đảm bảo thông thoáng khí, chống ứ đọng đờm dãi trong cổ họng, phế quản của bệnh nhân, thường xuyên hút đờm để cổ họng được thông thoáng, tránh vi khuẩn trú ngụ khiến bệnh thêm nặng. Nếu bệnh nhân không ăn được hoặc khó ăn thì nên cho ăn qua sonde và truyền dưỡng chất hỗ trợ.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn có thêm được nhiều thông tin bổ ích về bệnh viêm màng não mủ cũng như phác đồ điều trị viêm màng não mủ Bộ Y tế. Khi cần được giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc cũng như vệ sinh cho bệnh nhân thì bạn hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ hoặc y tá để được hỗ trợ nhé.

Hồng Nhung 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin