Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phải làm gì để phòng chống vi khuẩn như E.coli mùa lũ lụt?

Ngày 15/09/2024
Kích thước chữ

Mưa bão và lũ lụt kéo đến mang theo nhiều hậu quả nặng nề. Điều này không chỉ đem đến thiệt hại về mặt cơ sở hạ tầng, tài sản, môi trường sống, mà còn tiềm ẩn mối nguy hiểm từ vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Vi khuẩn xâm nhập mùa lũ lụt là mối nguy mà chúng ta cần phải quan tâm đến, đặc biệt là E.coli. Bài viết này đem đến cho bạn một số hướng dẫn phòng chống vi khuẩn như E.coli mùa lũ lụt.

Vi khuẩn E.coli là gì?

Escherichia coli (E. coli) là một chủng vi khuẩn sống trong ruột của người và động vật. Đa phần các chủng vi khuẩn này đều vô hại và chỉ gây tiêu chảy nhẹ, nhưng vẫn có trường hợp một số chủng có thể gây nên các triệu chứng như đau bụng dữ dội, tiêu chảy ra máu và nôn ói.

Bên cạnh đó, E.coli còn có thể được tìm thấy trong tất cả các nguồn nước, chẳng hạn như suối, hồ, ao và kênh rạch. Vì vậy, khi mưa bão và lũ lụt kéo đến đi qua nơi sinh hoạt của người dân, nhiều loại vi khuẩn khác nhau, trong đó có E.coli sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

phai-lam-gi-de-phong-chong-vi-khuan-nhu-e-coli-mua-lu-lut 1.jpg
Vi khuẩn E.coli sống trong ruột của người và động vật

Làm sao để nhận biết bị nhiễm E.coli?

Các vấn đề sức khỏe gặp phải sau khi tiếp xúc với nước lũ ô nhiễm có chứa vi khuẩn như E.coli sẽ để lại các dấu hiệu và triệu chứng trong vòng 3 - 4 ngày. Một số triệu chứng có thể thấy như:

  • Từ tiêu chảy nhẹ, đi phân lỏng cho đến trường hợp nặng và có máu.
  • Đau bụng, đau hoặc khó chịu khi chạm vào vùng bị ảnh hưởng.
  • Buồn nôn hoặc nôn.

Ai là người có nguy cơ nhiễm bệnh khi nhiễm E.coli?

Một số đối tượng có nguy cơ cao gặp các vấn đề sức khỏe khi nhiễm E.coli sau khi tiếp xúc với nước lũ bao gồm:

  • Trẻ em: Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao vì hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn nên rất dễ nhiễm trùng.
  • Người cao tuổi: Hệ miễn dịch của các đối tượng ở độ tuổi này đã suy yếu.
  • Người có bệnh nền: Nguy cơ cao đối với những ai có hệ miễn dịch suy yếu, mắc bệnh mãn tính hoặc có vết thương hở.
  • Nhân viên cứu hộ và dọn vệ sinh: Vì những đối tượng này phải tham gia ứng phó và cứu giúp trong mùa mưa lũ nên dễ nhiễm vi khuẩn do phải phơi nhiễm trong thời gian dài.
phai-lam-gi-de-phong-chong-vi-khuan-nhu-e-coli-mua-lu-lut 2.jpg
Tiêu chảy là một dấu hiệu nhận biết bị nhiễm E.coli

Làm sao để phòng chống vi khuẩn mùa mưa lũ?

Dưới đây là một số hướng dẫn để giúp bạn và người thân phòng chống các mối nguy hiểm từ vi khuẩn nói chung và E.coli nói riêng trong mùa mưa lũ:

Tránh tiếp xúc

Hạn chế tiếp xúc với nước lũ nếu có thể, đặc biệt là nếu bạn có bất cứ vết cắt hay vết thương hở nào ở trên người. Trong trường hợp bắt buộc phải lội qua nước lũ, bạn nên mặc quần áo bảo hộ gồm ủng cao su và găng tay.

Vệ sinh đúng cách

Hãy rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi tiếp xúc với nước lũ. Nếu không có nước sạch thì có thể dùng chất khử trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn.

Chăm sóc y tế

Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau khi tiếp xúc với nước lũ thì bạn cần phải nhanh chóng liên hệ với nhân viên y tế để được kịp thời điều trị và phòng ngừa bệnh trở nặng.

Khử trùng và vệ sinh

Sau khi nước rút, cần phải dọn dẹp, khử trùng nhà cửa và vật dụng trong nhà kỹ lưỡng để ngăn ngừa ô nhiễm vi khuẩn, khuyến nghị sử dụng thuốc tẩy hoặc các chất khử trùng. Ngoài ra cần phải giặt quần áo bị ô nhiễm do nước lũ bằng nước nóng và chất tẩy rửa.

Không dùng nguồn nước ô nhiễm

Các khu vực còn sử dụng nước giếng để sinh hoạt trong mùa mưa lũ khuyến nghị không nên dùng nguồn nước này. Sau khi nước lũ rút nên tiến hành khử trùng giếng theo hướng dẫn của chuyên gia.

Sử dụng nguồn nước an toàn

Bên cạnh việc tránh dùng nước ô nhiễm thì bạn nên sử dụng nước đóng chai hoặc trữ nguồn nước sạch trong các công cụ chứa sạch. Trường hợp không thể lấy nước từ nguồn nước an toàn thì hãy đun sôi nước trong một phút để tiêu diệt vi khuẩn và các vi sinh vật khác có thể có trong nước hoặc xử lý nước để dùng tạm.

phai-lam-gi-de-phong-chong-vi-khuan-nhu-e-coli-mua-lu-lut 3.jpg
Nên mang ủng cao su nếu cần phải di chuyển qua nước lũ

Khi mưa bão và lũ lụt kéo đến thì sẽ có rất nhiều vi khuẩn tồn tại trong nước lũ và nếu tiếp xúc có thể để lại các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chính vì vậy cần phải phòng tránh vi khuẩn như E.coli mùa mưa lũ để bảo vệ sức khỏe và có cuộc sống khỏe mạnh. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.