Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Sức khỏe gia đình

Rửa tay bằng xà phòng: Lợi ích, cách thực hiện và một số lưu ý

Ngày 12/05/2024
Kích thước chữ

Rửa tay bằng xà phòng là cách đơn giản nhất để bạn làm sạch vết bẩn và vi trùng bám dính. Từ đó giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý truyền nhiễm do những tác nhân gây hại này gây ra.

Rửa tay bằng xà phòng hay nước rửa tay chẳng tốn nhiều thời gian nhưng cách làm này lại đem đến nhiều lợi ích thiết thực trong bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Vậy bạn đã biết nên rửa tay với xà phòng trong bao lâu và thực hiện theo các bước như thế nào hay chưa?

Lợi ích của việc rửa tay bằng xà bông

Việc “làm bạn” với thói quen này là nhằm mục đích gì? Đem lại lợi ích ra sao? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây.

Trước tiên, rửa tay với xà phòng sẽ giúp chúng ta phòng chống hiệu quả bệnh tật lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa. Tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều bộ phận khác trong cơ thể. Nếu tay bị nhiễm khuẩn chạm lên mắt, mũi, miệng thì tác nhân gây hại sẽ xâm nhập qua các “cửa ngõ” này và có thể làm phát sinh các bệnh lý như tiêu chảy, kiết lỵ, viêm đường hô hấp, viêm giác mạc, viêm bờ mi, viêm tai ngoài,...

Rửa tay bằng xà phòng: Lợi ích, cách thực hiện và một số lưu ý 2
Rửa tay bằng xà phòng đúng cách giúp bạn phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe

Đặc biệt nếu tay mang mầm bệnh thì khi chạm vào vết thương trên cơ thể, chúng có thể gây ra tình trạng sưng viêm, bội nhiễm. Từ đó khiến vết thương lâu lành và đi kèm nhiều hệ lụy đáng ngại.

Lợi ích thứ hai của rửa tay bằng xà phòng là giúp bạn loại bỏ những chất bẩn bám dính trên bề mặt, kể cả bùn đất, chất màu và những thành phần có bản chất dầu mỡ. Với khả năng tẩy rửa hiệu quả nhưng thân thiện, an toàn với da tay, đại diện này sẽ giúp làm sạch da nhanh chóng chỉ sau chưa đầy 1 phút thao tác.

Cuối cùng, việc rửa tay theo cách này còn mang lại cảm giác an tâm cho người sử dụng. Giúp chúng ta tự tin hơn với một đôi tay sạch sẽ để có thể thoải mái ăn uống hoặc làm các công việc có yêu cầu khắt khe về độ vệ sinh của bàn tay.

Nên rửa tay bằng xà phòng trong bao lâu?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vì thời gian rửa tay sẽ chi phối trực tiếp đến hiệu quả vệ sinh theo phương pháp này. Nếu bạn thao tác quá chóng vánh thì chất diệt khuẩn sẽ không có đủ thời gian để phát huy tác dụng trên da tay. Vậy nên tỉ lệ vi trùng bị loại bỏ sẽ không cao. Ngược lại, rửa tay quá lâu vừa mất thời gian, vừa có thể gây hại cho nền da của bạn do tiếp xúc trong thời gian dài với các thành phần tẩy rửa.

Chính vì điều này mà các chuyên gia khuyến cáo khi rửa tay với xà phòng, chúng ta hãy thực hiện trong thời gian tối thiểu là 30 giây và tối đa là tròn 1 phút. Đây là điều kiện cần để sau thao tác vệ sinh này, đôi tay bạn có thể loại bỏ được 99% vi trùng bám dính trên bề mặt.

Rửa tay bằng xà phòng: Lợi ích, cách thực hiện và một số lưu ý 4
Bạn nên rửa tay bằng xà bông trong thời gian tối thiểu là 30 giây

Khi nào cần rửa tay bằng xà phòng?

Rửa tay với xà phòng không phải được thực hiện liên tục trong ngày mà chỉ áp dụng trong trường hợp cần thiết. Theo đó, ngay sau đây là những thời điểm mà bạn nên vệ sinh tay theo cách thức này:

  • Sau khi vừa vệ sinh vùng mũi, miệng (xịt, rửa mũi, khạc nhổ) hoặc sau khi ho, hắt hơi.
  • Sau khi ghé nơi công cộng, sinh hoạt tập thể, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi chợ, ghé siêu thị hoặc những nơi hoạt động tâm linh/tín ngưỡng.
  • Sau khi chạm tay vào những vật, những khu vực nghi ngờ có nhiều vi trùng khu trú như tiền giấy, núm cửa, chìa khóa xe, bồn cầu,...
  • Trước, trong và sau khi chăm sóc người đang  bị ốm, đặc biệt là người mắc bệnh truyền nhiễm.
  • Trước và sau khi dùng bữa.
  • Sau khi đi vệ sinh và sau khi cho rác vào thùng rác gia đình hoặc đổ rác vào thùng chứa rác công cộng.
  • Sau khi chạm vào động vật nuôi hoặc động vật hoang dã.

Các bước rửa tay bằng xà phòng

Việc rửa tay bằng xà phòng chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi bạn thao tác đúng cách, chuẩn quy trình. Trong trường hợp ngược lại thì việc làm trên sẽ trở thành vô ích, không có tác dụng phòng chống bệnh tật. Vậy nên bạn hãy áp dụng quy trình rửa tay theo khuyến cáo của Bộ Y tế dưới đây để tối ưu hiệu quả nhận về nhé!

  • Bước 1: Làm ướt 2 tay bằng nước rồi bơm 3 lần tương đương với khoảng 5ml xà phòng vào lòng bàn tay. Nếu không có xà phòng dạng lỏng có thể dùng xà phòng bánh với lượng tương đương. Sau đó áp sát và mát xa hai lòng bàn tay với nhau.
  • Bước 2: Chà lòng bàn tay bên trái lên mu bàn tay và kẽ ngoài của các ngón tay bên phải. Thao tác tương tự với bên còn lại.
  • Bước 3: Chà hai lòng bàn tay với nhau, đan tay để miết mạnh các kẽ ngón tay phía trong.
  • Bước 4: Chà mặt ngoài của các ngón tay bên phải vào lòng bàn tay bên trái và ngược lại.
  • Bước 5: Chà ngón tay cái của bàn tay phải vào lòng bàn tay trái và thực hiện tương tự với bên còn lại.
  • Bước 6: Chà các đầu ngón tay của bàn tay phải vào lòng của bàn tay trái và ngược lại. Sau đó rửa lại với nước, dùng khăn bông sạch để thấm khô là hoàn thiện.
Rửa tay bằng xà phòng: Lợi ích, cách thực hiện và một số lưu ý 1
6 bước rửa tay theo khuyến cáo của Bộ Y tế

Trong quá trình thực hiện, hãy lặp lại các bước từ 2 đến 5 tối thiểu 5 lần. Có thể dùng nước ấm hoặc nước lạnh vệ sinh tay tùy nhu cầu người dùng vì sự sai khác nhiệt độ không làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm sạch. Tuy nhiên điều kiện cần là phải có sự hỗ trợ của xà phòng diệt khuẩn.

Cách vệ sinh tay khi không có xà phòng

Trong trường hợp không có xà phòng nhưng cần vệ sinh tay thì bạn có thể tìm đến một trong những cách sau đây:

  • Làm sạch tay bằng nước rửa tay sát khuẩn: Cách làm này không loại bỏ được chất bẩn dạng dầu mỡ, bụi đất nhưng vẫn phát huy tác dụng tốt với vi trùng gây hại. Vậy nên bạn có thể áp dụng để khắc phục tình hình.
  • Làm sạch tay bằng cồn 70 độ: Đại diện đang xét cũng có khả năng loại bỏ mầm bệnh rất mạnh mẽ. Vậy nên trong trường hợp không có xà phòng rửa tay thì bạn có thể ứng phó bằng lựa chọn thay thế này.
  • Làm sạch tay bằng nước cốt chanh. Trong chanh có axit citric, thành phần này có khả năng làm sạch, diệt khuẩn khá tốt nên bạn có thể chà rửa tay cùng nước cốt chanh và chút nước để loại bỏ vi sinh vật bám dính trên tay.
Rửa tay bằng xà phòng: Lợi ích, cách thực hiện và một số lưu ý 3
Trong trường hợp không có xà phòng, bạn có thể dùng nước rửa tay sát khuẩn để thay thế

Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về chủ đề rửa tay bằng xà phòng. Qua bài viết, mong rằng bạn đã nắm vững quy trình vệ sinh tay đúng cách, thời gian thực hiện lý tưởng và các trường hợp cần phải tiến hành thao tác này. Trân trọng!

Xem thêm: 5 thời điểm rửa tay và 6 bước rửa tay đúng cách

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin