Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Chăm trẻ sơ sinh chưa bao giờ là chuyện dễ dàng đối với những người lần đầu làm mẹ, rất nhiều vấn đề gây ra căng thẳng, lo lắng cho mẹ, chẳng hạn như tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ ra cặn sữa. Nhiều mẹ tự chất vấn bản thân rằng liệu do mình chưa chăm sóc đúng cách, sữa mẹ có vấn đề, hay đường tiêu hóa của trẻ không khỏe?
Các mẹ đã tìm được câu trả lời cho mình là hiện tượng đó có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ hay chưa? Nếu băn khoăn thì hãy cùng tìm lời giải đáp bên dưới nhé.
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh được định nghĩa là hiện tượng đẩy thức ăn từ dạ dày lên đường miệng, đây là tình trạng thường hay gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là khoảng 6 tháng đầu đời của bé. Trẻ nhỏ có thể trớ ra sữa vừa được bú, nước có trong dạ dày hoặc ngay cả sữa đang được tiêu hóa.
Đối với trường hợp bé nôn trớ ra cặn sữa đó chính là sữa vón cục, sữa này đang được tiêu hóa, đã lên men nhờ dịch vị của dạ dày nhưng vì lý do gì đó mà bị đẩy ra đường miệng.
Nôn trớ là hiện tượng thức ăn đẩy từ dạ dày ra ngoài miệng trẻ
Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến bé trớ ra cặn sữa ở dưới đây:
Mắc các bệnh về đường tiêu hoá cũng khiến trẻ nôn trớ ra cặn sữa
Hầu như đến 90% trẻ sơ sinh ở 6 tháng đầu đời đều xảy ra hiện tượng nôn trớ ra cặn sữa, nên việc cần thiết là cha mẹ hãy quan tâm, theo dõi các biểu hiện của con trẻ thì mới có thể trả lời được đây là hiện tượng bình thường hay không?
Nếu bé con của bạn nôn trớ dưới 3 lần/ ngày thì hiện này hết sức bình thường, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Con bạn vẫn bú khỏe, ngủ ngon, tăng cân và phát triển chiều dài đều đặn thì không phải đáng lo, hiện tượng này dần dần sẽ hết khi bé lớn hơn.
Nhưng cha mẹ phải cảnh giác nếu con trớ ra cặn sữa kèm theo là dịch vàng, xanh. Đó là dịch tiêu hóa của dạ dày, hoặc kèm theo các hiện tượng như tiêu chảy, đau bụng, sốt cao,... thì đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về đường tiêu hóa. Do đó, lúc này cha mẹ nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện uy tín để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị hợp lý.
Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện uy tín để thăm khám nếu trẻ nôn trớ kèm theo dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy
Nếu trẻ nôn trớ mà không kèm theo các dấu hiệu như sốt, tiêu chảy hay đau quặn bụng thì không nguy hiểm gì đến sức khỏe của trẻ. Nhưng nếu nôn trớ thường xuyên cũng làm cho trẻ khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Do đó, các bậc cha mẹ phải giúp trẻ hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ bằng những cách sau:
Mẹ hãy cho trẻ bú đúng tư thế để hạn chế nôn trớ
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp nhiều mẹ có kiến thức hơn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, không còn dằn vặt bản thân khi con ốm, đau, hay đơn giản là việc bé nôn trớ ra cặn sữa cũng không làm cho mẹ lo lắng. Chúc mẹ khỏe, bé ngoan!
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.