Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một số người ý thức được bản thân bị mộng du nhưng vẫn không khỏi lo lắng khi tình trạng này ngày càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Vậy phải làm gì khi bị mộng du thường xuyên? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm cách xử lý phù hợp nhé!
Mộng du được giới y khoa xếp vào dạng rối loạn giấc ngủ, do đó nếu chúng xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần và thể chất người bệnh.
Bệnh mộng du (còn gọi là somnambulism) được xếp vào nhóm hành vi do rối loạn giấc ngủ. Người bị mộng du có thể làm nhiều việc trong vô thức khi đang ngủ như: ặc quần áo, nói chuyện, lái xe, ăn uống,...
Cơn mộng du sẽ thường xuất hiện trong khoảng từ 1 - 2 giờ sau khi người bệnh ngủ, lúc này người bệnh đang rơi vào trạng thái ngủ sâu, trung bình sẽ kéo dài khoảng 30 phút mỗi lần. Mặc dù hoạt động giống như lúc tỉnh nhưng người mộng du sẽ nhắm mắt, có nét mặt trống rỗng vô thức. Nếu người nào không biết mà gặp phải người đang mộng du sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi.
Sẽ rất khó để đánh thức người bị mộng du, kể cả khi thức giấc, người bệnh sẽ không nhớ bất cứ điều gì mình làm vào đêm hôm trước. Mộng du sẽ trở thành vấn đề, gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chúng diễn ra nghiêm trọng và thường xuyên như sau:
Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh mộng du chiếm khoảng từ 1 - 15% dân số tùy từng quốc gia. Tuy nhiên mộng du vẫn phổ biến nhất là ở trẻ em, độ tuổi từ 3 đến 7 tuổi. Ở trẻ em, mộng du thường có liên quan đến chứng tiểu đêm nhưng khi trẻ lớn dần triệu chứng sẽ giảm và dần biến mất.
Như đã nói ở trên, trẻ nhỏ bị mộng du có liên quan đến triệu chứng đái dầm, đều bắt nguồn từ hệ thần kinh ở trẻ chưa phát triển hoàn thiện, từ đó làm cho trẻ chưa thể duy trì giấc ngủ sâu suốt đêm. Tỉ lệ mắc mộng du ở trẻ em khá cao, chiếm khoảng 29% ở độ tuổi từ 2 - 13 tuổi.
Đối với người trưởng thành, tỉ lệ mắc bệnh mộng du sẽ thấp hơn, tuy nhiên người lớn sẽ bị mộng du thường xuyên hơn và các triệu chứng cũng kéo dài và nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân ở mỗi bệnh nhân cũng sẽ khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là: Môi trường ngủ quá ồn ào, thường xuyên di chuyển qua các quốc gia gây chênh lệch múi giờ, tình trạng thiếu ngủ, căng thẳng, mệt mỏi thể chất lẫn tinh thần.
Ngoài ra, chứng mộng du còn có các tác nhân khác như: Dùng thuốc ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, đau nửa đầu, hội chứng chân không yên, tiền sử chấn thương đầu,...
Nguyên nhân do di truyền: Người thân bị mộng du khi còn nhỏ hoặc trưởng thành thì trẻ sinh ra sẽ có tỉ lệ bị rối loạn giấc ngủ cao hơn nhiều so với người khác. Trẻ nhỏ là đối tượng thường mắc mộng du, tình trạng này sẽ cải thiện dần khi trẻ lớn lên, khi mà hệ thống thần kinh của bé đã phát triển hoàn thiện hơn.
Những trường hợp bắt đầu mộng du ở tuổi trưởng thành, bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khá thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần:
Mộng du là trạng thái rối loạn giấc ngủ khá phổ biến. Tuy nhiên nếu bạn hoặc người thân bị mộng du thường xuyên và ngày càng nghiêm trọng thì cần phải tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để can thiệp điều trị kịp thời và hiệu quả. Người bị mộng du phải được theo dõi và hỗ trợ từ người thân để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.
Như Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.