Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Baking Powder và Baking Soda là hai nguyên liệu rất quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Làm sao để phân biệt hai nguyên liệu này trong quá trình sử dụng?
Baking Powder và Baking Soda đều là chất tạo men, giúp bánh nướng lên màu được đẹp hơn. Tuy nhiên, hai sản phẩm này có gì khác nhau thì không phải bà nội trợ nào cũng biết. Vậy có mẹo nào giúp các mẹ bớt phân vân khi lựa chọn nguyên liệu để nấu nướng không? Nếu có chung câu hỏi này, còn chần chừ gì mà không cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!
Baking Powder hay còn được gọi là bột nở, là một chất tạo men hoàn chỉnh do thành phần của nguyên liệu này bao gồm cả bazơ và một lượng axit nhất định. Hơn nữa, sản phẩm còn có chứa thêm chất làm khô mà thông thường là tinh bột bắp, có tác dụng làm cốt bánh nở to hơn và trở nên xốp mềm hơn. Bột trong Baking Powder còn là một chất đệm ngăn axit và bazơ kích hoạt trong quá trình bảo quản.
Có hai loại bột nở cơ bản là bột nở tác dụng đơn và bột nở tác dụng kép với công thức gần như tương tự nhau. Baking Powder dành cho gia đình thường là bột nở tác dụng kép, còn bột nở tác dụng đơn chỉ dùng trong các xưởng làm bánh công nghiệp.
Baking Soda có cái tên quen thuộc là muối nở, tên hóa học là Natri Bicarbonate (NAHCO3). Sản phẩm được tinh chế dưới dạng bột trắng mịn, có tính kiềm tự nhiên. Do trong nguyên liệu này hầu hết là chất bazơ nên sẽ tác dụng mạnh mẽ với các loại thực phẩm có axit như: Sữa chua, mật ong, chocolate,... và tạo ra bọt khí màu trắng.
Trong nấu nướng, thêm một lượng nhỏ vào bánh giúp bánh xốp hơn hoặc làm cho thịt hầm nhanh nhừ hơn. Uống nước Baking Soda pha loãng còn chống đầy hơi, trung hòa axit dịch vị và giảm đau dạ dày,... Ngoài ra, người ta còn sử dụng Baking Soda như một loại chất có khả năng tẩy rửa để vệ sinh nhà cửa, làm trắng răng,...
Phân biệt Baking Powder và Baking Soda như thế nào?
Trên thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn hai nguyên liệu này bởi chúng có tên gọi và hình dáng bên ngoài tương tự nhau. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt bằng cách đặc điểm sau:
Baking Powder có cả tính axit và tính kiềm nên cho vị đắng nhẹ, không quá nổi bật, không làm thay đổi hương vị món ăn nên thường được thêm vào món bánh ngọt hoặc bánh quy.
Baking Soda chỉ có tính kiềm và phải trung hòa bằng chất axit của các nguyên liệu khác nên có vị mặn, dùng để làm bánh cookies.
Điểm đặc biệt của Baking Powder là chỉ phản ứng khi có nước. Lúc này, axit trong bột nở phản ứng với natri bicacbonat và giải phóng carbon dioxide. Vì vậy, bạn cần thêm nước vào để hòa bột ra, nhờ đó, công dụng của Baking Powder mới phát huy được tốt hơn.
Baking Soda chỉ bao gồm axit nên trong công thức làm bánh, người ta thường kết hợp loại nguyên liệu này với các chất axit trong sữa bơ hoặc chanh để kích thích các phản ứng của Baking Soda.
Vì vậy, nếu nghi ngờ không biết là Baking Powder hay Baking Soda, bạn có thể đổ một thìa bột vào cốc nước. Nếu thấy cốc nước nổi bọt trắng, bạn có thể yên tâm đây là bột nở Baking Powder.
Dù đều có công dụng như một loại men nở nhưng khả năng kết hợp của với các nguyên liệu khác và mức độ nở là hoàn toàn khác nhau. Điều này có thể làm cho kết cấu của bánh bị thay đổi. Tuy nhiên, nếu chỉ có một trong hai loại, bạn có thể thay thế chúng cho nhau một cách linh hoạt như sau:
Bột nở Baking Powder sẽ cho phản ứng yếu hơn muối nở Baking Soda nên bạn cần tăng gấp 3 lần lượng bột nở lên thì kết quả cho ra mới tương đương với khi sử dụng muối nở. Thông thường, 1 muỗng cà phê Baking Soda = 3 muỗng cà phê Baking Powder.
Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều Baking Powder sẽ tạo ra hậu vị đắng cho món ăn, nên bạn cần xem xét cho thêm đường để trung hòa hương vị.
Có thể bạn chưa biết, Baking Powder được làm từ Baking Soda và Cream of tartar. Vì vậy, bạn có thể tự tạo ra loại bột này bằng 1 trong 2 công thức sau:
Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ không còn cảm thấy khó khăn khi phân biệt Baking Powder và Baking Soda. Từ đó, tự mình tạo nên những công thức kết hợp sáng tạo hoặc sử dụng chúng hợp lý cho từng món ăn của mình nhé!
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.