Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhận thấy dấu hiệu bất thường khi đi đại tiện, đau rát vùng hậu môn nhiều người thắc mắc không biết có phải mình bị trĩ nhẹ hay không? Cùng đọc bài viết dưới đây để phân biệt các triệu chứng bệnh trĩ ngoại nhẹ.
Trĩ ngoại nhẹ là giai đoạn mới bắt đầu khi bạn mắc bệnh trĩ ngoại. Có nhiều người bệnh, việc điều trị bệnh ở những giai đoạn này thường không được chú trọng vì tình trạng bệnh còn nhẹ.
Nếu không chữa trị sớm, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn nặng hơn, có thể gây nứt trực tràng, ngứa và chảy máu hậu môn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân.
Bệnh trĩ ngoại được phân loại dựa vào diễn biến của tình trạng bệnh theo thời gian.
Bệnh trĩ ngoại nhẹ là bệnh ở giai đoạn 1 và 2. Tại thời điểm này, búi trĩ mới được hình thành, các dấu hiệu bệnh chưa được rõ ràng và ít gây đau đớn hay bất tiện cho người bệnh.
Khi bạn thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện trĩ ngoại nhẹ thì nên có phương án xử lý đúng cách, kịp thời để tránh tình trạng bệnh tiến triển nhanh qua các giai đoạn nặng. Lúc này, trĩ sẽ gây đau, nhức, ngứa, sưng cùng nhiều cảm giác khó chịu khác, gây ảnh hưởng rất lớn tới nhiều hoạt động của người bệnh.
Bệnh trĩ nên được thực hiện điều trị càng sớm càng tốt. Do đó, việc chữa trị bệnh trĩ ngoại ở giai đoạn đầu là rất cần thiết để giảm thiểu đau đớn cho người bệnh, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng, mang lại hiệu quả tốt và hạn chế thấp nhất tỷ lệ tái phát trĩ.
Bệnh trĩ ngoại sẽ không tự khỏi mà chỉ có cách điều trị đúng và hợp lý mới có thể trị dứt điểm. Bên cạnh đó, đối với trường hợp trĩ nhẹ, búi trĩ còn nhỏ và biểu hiện chưa rõ ràng thì phương pháp điều trị đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
Thông thường người bệnh chỉ cần tuân thủ theo liều lượng thuốc bác sĩ kê đơn, kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý là đã có thể thoát trĩ.
Ngoài ra, bệnh trĩ ngoại sẽ diễn biến và phát triển nặng dần theo giai đoạn. Vì vậy, mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh và nguy cơ gặp các biến chứng nặng của trĩ sẽ tăng dần.
Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp người bệnh giảm cảm giác khó chịu, đau đớn và tránh được các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch trĩ, viêm nhiễm, chảy máu cấp tính thậm chí là hoại tử búi trĩ.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại nhẹ ở giai đoạn đầu thường là kết hợp thuốc với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, đúng cách. Bằng việc duy trì và tuân thủ pháp đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể được thoát trĩ dễ dàng và nhanh chóng, nhờ đó sẽ sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt, làm việc bình thường.
Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định và hướng dẫn sử dụng 2 loại là thuốc uống kết hợp với thuốc bôi trĩ để khắc phục nhanh chóng triệu chứng đau, rát, ngứa vùng hậu môn, đồng thời giúp ngăn chặn sự gia tăng kích thước của búi trĩ.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý là chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa sau quá trình thăm khám. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc để tự điều vì việc này tiềm ẩn nguy cơ bệnh trở nặng rất cao và có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Chế độ ăn cho người bệnh trĩ cần tập chung vào các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa táo bón. Người bệnh cần bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi vào khẩu phần ăn mỗi ngày. Bởi vì nhóm thực phẩm này sẽ giúp cung cấp một lượng chất xơ lớn cho cơ thể, nhờ đó cải thiện quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn nên uống nhiều nước và lựa chọn các thực phẩm giúp nhuận tràng như chuối, các loại hạt, rau mồng tơi... Quan trọng hơn, bạn nên hạn chế các đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích…
Thói quen ngồi, nằm hoặc đứng một chỗ quá lâu, lười vận động trong thời gian dài có thể khiến bệnh trĩ trở nặng thêm. Bên cạnh đó, nếu bạn nhịn đại tiện hoặc ngồi sai tư thế sẽ làm tăng áp lực lên vùng hậu môn, ngồi quá lâu và cố dùng sức rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện cũng sẽ làm bệnh trầm trọng thêm.
Bạn cần duy trì một số thói quen có lợi cho người bệnh trĩ như đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng, khi đi đại tiện nên ngồi xổm hoặc kê ghế dưới chân để giảm áp lực lên hậu môn, không nên nhịn đi đại điện và vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
Như vậy, khi thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại nhẹ, bạn nên thăm khám và tiến hành điều trị ngay để mang lại hiệu quả tốt, dễ dàng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, người bệnh chủ động thăm khám và lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn và chỉ định phương án điều trị phù hợp.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.