Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai và bệnh quai bị. Từ đó biết được nguyên nhân, cách điều trị cũng như hậu quả của từng loại bệnh lý để có cách xử lý đúng đắn nhé!
Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai và bệnh quai bị đều là những bệnh lý xảy ra ở mang tai. Tuy nhiên 2 bệnh lý này lại hoàn toàn khác nhau về nguyên nhân gây bệnh, cách điều trị và hậu quả cũng hoàn toàn khác nhau. Do đó, để có hướng theo dõi và xử lý đúng đắn thì cần phải nắm rõ nguyên nhân gây ra những bệnh lý này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Đây là một bệnh lý gây ra do các tác nhân gây bệnh như Staphylococcus aureus, Parainfluenza, coxsackie... Một số trường hợp, nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai là do sỏi làm tắc nghẽn ống dẫn truyền và gây ra tình trạng viêm. Bệnh lý này thường khá lành tính và chỉ gây tổn thương ở tuyến nước bọt. Đa số là những bệnh lý này sẽ tự khỏi, một số trường hợp bị biến chứng sang viêm mạn tính phì đại tuyến.
Phân biệt bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai và bệnh quai bị
Khi bị viêm, vùng tuyến nước bọt bên mang tai sẽ bị sưng to lên và sưng lan rộng ra xung quanh tuyến. Lúc này, da ở những vùng tuyến bị sưng sẽ bị sưng tấy đỏ, đau ngay cả khi nói và nuốt, có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên. Một số trường hợp còn xuất hiện triệu chứng sốt từ 38 - 39 độ C và khi ấn vào vùng tuyến mang tai sẽ thấy có mủ chảy ra ở miệng ống.
Thông thường, người bị bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai do sỏi sẽ chỉ bị ở một bên tai và hay tái đi tái lại nhiều lần. Khi nhìn thấy đồ chua hoặc trứng ở mỗi bữa ăn ngon sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy đau tức ở vùng tuyến mang tai. Đồng thời, sẽ làm tăng tiết nước bọt trong miệng.
Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai do virus hay vi khuẩn đều sẽ có biểu hiện ở 1 bên mang tai. Và bệnh lý này thường sẽ xuất hiện sau viêm amidan, viêm lợi, sau khi điều trị an thần kinh hoặc tăng năng giáp, giảm khả năng miễn dịch, viêm tụy hoại tử, chảy máu… Bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai thường sẽ gây sưng đau, nhưng khi dùng tay ấn vào vẫn mềm và vùng da bao quanh tuyến nhẵn.
Trong trường hợp nếu tác nhân chính gây ra bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai là do virus quai bị thì đây được gọi là bệnh quai bị. Tuy nhiên, tỷ lệ này lại chiếm tỷ lệ không cao, chỉ khoảng 24% trong tổng số các nguyên nhân gây ra bệnh tại tuyến này.
Tác nhân chính gây ra bệnh quai bị là do một loại virus thuộc nhóm Paramyxovirus. Bệnh lý này thường sẽ dễ bị lây qua đường hô hấp, qua hơi thở và có thể truyền trực tiếp từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh quai bị khá phổ biến và có đặc điểm dịch tễ rõ ràng, thời điểm dễ bùng phát bệnh nhất là vào mùa xuân (đặc biệt là khoảng tháng 4 và tháng 5). Thậm chí có thể bùng lên thành đại dịch nếu xuất hiện ở những nơi đông người (nhà trẻ, trường học).
Bệnh quai bị thường sẽ sưng ở vị trí tuyến nước bọt ở cả 2 bên tai
Sau khi tiếp xúc thì virus quai bị thường sẽ ủ bệnh khoảng 14 - 24 ngày. Sau đó, người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốt cao (38 - 39 độ C), đau đầu, khó khăn trong việc nuốt và nói chuyện, đau nhức ở các khớp xương. Lúc này vùng tuyến nước bọt ở mang tai sẽ ngày càng sưng to lên và lây dần sang vùng trước tai và vùng dưới hàm. Có khi còn đẩy tai lên trên và ra ngoài, thậm chí còn sưng đến ngực gây phù trước xương ức. Thường màu da ở những vùng bị sưng sẽ có màu sắc bình thường, không bị nóng đỏ và vẫn có độ đàn hồi nhất định.
Bệnh quai bị thường sẽ sưng ở vị trí tuyến nước bọt ở cả 2 bên tai, vẫn có những trường hợp sưng hai bên nhưng tỷ lệ này khá thấp (khoảng 17%). Tình trạng sưng tuyến mang tai này thường sẽ bị sưng to dần trong khoảng 3 ngày, sau đó sẽ giảm sưng từ từ trong khoảng 1 tuần. Và thường cả 2 bên sẽ không sưng cùng lúc mà nếu bên này bắt đầu sưng thì bên kia đã giảm sưng.
Ngoài những tổn thương ở tuyến nước bọt thì virus quai bị còn làm tổn thương ở viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm thanh khí quản, viêm tụy cấp, viêm đa khớp hoặc sẽ biểu hiện ở một số cơ quan khác như tuyến lệ, tuyến ức, tuyến vú, tuyến giáp và buồng trứng. Thường các triệu chứng ở vị trí này sẽ không điển hình và khá lành tính.
Thông thường, bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai đơn thuần không gây ra những tổn thương ở ngoài tuyến nước bọt. Đây là một loại bệnh lý có tính đơn lẻ và thưởng chỉ xuất hiện khi có viêm nhiễm ở vùng miệng và mũi họng. Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể gặp bệnh lý này nhưng bệnh sẽ tự khỏi và không có khả năng lây lan thành dịch.
Không giống như bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai, bệnh quai bị nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
Bệnh quai bị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về cách phân biệt bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai và bệnh quai bị. Hy vọng sẽ giúp bạn có nhìn nhận đúng đắn hơn về 2 bệnh lý này và có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.