Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phân biệt rôm sảy và bệnh hăm tã ở trẻ em

Ngày 12/10/2020
Kích thước chữ

Trẻ sơ sinh sau khi chào đời thì làn da của trẻ phải thích ứng với môi trường hoàn toàn khác bên trong bụng mẹ. Các bệnh ngoài da như rôm sảy, sốt phát ban, hăm da, dị ứng… đều là những bệnh da liễu có triệu chứng khá giống nhau nên không ít cha mẹ bị nhầm lẫn, từ đó dẫn đến hiểu sai phương pháp chữa trị.

Rôm sảy và hăm tã là hai bệnh hoàn toàn khác nhau về nguyên nhân và cách điều trị. Tuy nhiên, biểu hiện của hai tình trạng này có nhiều điểm giống nhau khiến ba mẹ nhầm lẫn. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để phân biệt rôm sảy và hăm tã ở trẻ.

Phân biệt rôm sảy và bệnh hăm tã ở trẻ em 1

Thời tiết nắng nóng khiến da bé khó chịu dễ nổi mẫn

Rôm sảy ở trẻ em

Nguyên nhân

  • Hệ bài tiết trên da trẻ chưa hoàn thiện: Các ống và tuyến mồ hôi của trẻ phát triển chưa hoàn chỉnh nên mồ hôi thường khó thoát ra ngoài gây nên bệnh rôm sảy.
  • Thời tiết nóng bức: Nhiệt độ tăng cao khiến bé nóng bức kích thích cơ thể tiết nhiều mồ hôi để giải nhiệt gây bí bít lỗ chân lông.
  • Mặc tã bỉm chật: Tã bỉm chật, thấm hút kém làm mồ hôi bị giữ lại trên da gây bít tắc, vi khuẩn, nấm dễ sinh sôi tạo điều kiện rôm sảy phát triển.
  • Bé bị nóng trong người: Thân nhiệt cao nên hệ bài tiết mồ hôi hoạt động nhiều hơn để làm mát cơ trẻ. Mồ hôi không thoát ra hết bị giữ lại dưới da hình thành nên những mảng rôm sảy.
Phân biệt rôm sảy và bệnh hăm tã ở trẻ em 2Trẻ bị rôm sảy thường thấy những mảng sần nổi li ti

Biểu hiện

  • Vị trí xuất hiện khắp cơ thể, các vị trí có nhiều tuyến mồ hôi như: trán, cổ, vai, ngực, lưng thận chí có cả ở mặt, đầu.
  • Đặc điểm bề mặt da vùng bị rôm sảy là những mảng sần nổi li ti, da khô hơn vùng da khác. Xuất hiện nhiều mụn nước trên những mảng sần, mụn nước có thể vỡ ra tạo thành lớp màng khô trên da.

Điều trị

  • Sử dụng phương pháp tắm lá theo dân gian: Những loại lá thường được sử dụng gồm lá sài đất, lá dâu tằm hoặc mướp đắng. Các loại lá này thường có thành phần kháng khuẩn tự nhiên, tính mát, giảm rôm sảy, mụn nhọt ở da.
  • Dùng kem bôi chuyên biệt: Đây là lựa chọn phổ biến của các mẹ hiện nay. Phương pháp này có ưu điểm là hiệu quả nhanh, tiện lợi và an toàn với làn da của bé, không mất quá nhiều thời gian của bố mẹ.
  • Dùng sữa tắm trị rôm sảy: Một số loại sữa tắm, dung dịch tắm trị rôm sảy hiện nay chủ yếu có các thành phần kháng khuẩn và làm sạch tốt, đảm bảo da bé luôn được sạch sẽ và khô thoáng, hạn chế tình trạng rôm sảy xuất hiện trên da.

Hăm tã ở trẻ em

Phân biệt rôm sảy và bệnh hăm tã ở trẻ em 3

Hăm tã chỉ xuất hiện ở vùng mang tã bỉm như mông, bẹn, bộ phận sinh dục

Nguyên nhân

  • Độ ẩm môi trường cao: Đây là nguyên nhân giống nhau của bệnh hăm tã và rôm sảy. Trẻ hoạt động vui chơi trong khi đang mặc bỉm, tã thì mồ hôi sẽ tích tụ lại trong bỉm. Đó là môi trường lý tưởng cho các loại nấm, vi khuẩn sinh sôi, tiếp xúc với da bé và gây hăm tã.
  • Ma sát giữa tã, bỉm với vùng da của trẻ lâu ngày: Làn da của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh vô cùng mỏng manh và nhạy cảm, da bé dễ bị cọ xát, trầy xước và tăng khả năng viêm nhiễm.
  • Do không được thay bỉm, tã trong thời gian dài: Khiến độ ẩm và cả nhiệt độ trong bỉm tăng lên, tạo điều kiện cho sự phát triển của nấm gây ra chứng hăm tã. Ngoài ra nếu để phân, nước tiểu trong tã, bỉm tồn tại quá lâu hoặc tiếp xúc lâu với da bé thì các vi khuẩn trong đường ruột sẽ dần phát tác và dẫn tới chứng hăm tã
  • Do dùng tã, bỉm kém chất lượng hoặc do mặc tã bỉm quá chật: Một số loại tã bỉm chất lượng kém, không thông thoáng khí, không thấm hút mồ hôi và đặc biệt là có chứa chất kích ứng thì da bé sẽ dễ bị viêm và hăm.

Biểu hiện

  • Vị trí chỉ xuất hiện ở vùng mang tã bỉm như: Mông, bẹn, bộ phận sinh dục.
  • Đặc điểm bề mặt da Vùng hăm tã thường phẳng, các vết đỏ lặn dưới da, ít khi sần lên. Da nóng và ẩm. Tại các vùng da có nếp gấp dễ xuất hiện mụn nước, mụn mủ và lở loét.

Điều trị

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và vùng da bị hăm tã của bé: Mẹ nên dùng nước ấm vệ sinh sạch sẽ và lau khô da bé mỗi ngày. Sau đó dùng một số loại kem bôi đặc trị, ví dụ như các loại kem có chứa kẽm oxit hoặc các loại kem chuyên dụng cho trẻ em. Các mẹ nên bôi kem ngay sau khi đã vệ sinh và lau khô vùng da bị hăm vì lúc này da còn ẩm, giúp kem phát huy tác dụng tốt hơn.
  • Thay loại tã, bỉm cho bé: Hãy thay sản phẩm đang dùng bằng một sản phẩm khác tốt hơn. Hoặc không sử dụng bỉm trong thời gian điều trị hăm tã.
  • Thường xuyên thay tã, bỉm cho bé: Kể cả khi trong tã bé không có nước tiểu hoặc phân thì bố mẹ cũng nên thay tã cho bé thường xuyên. Tránh việc để bé mặc tã quá lâu trong ngày, dễ gây tích tụ các loại nấm, vi khuẩn.
  • Với một số bé bị hăm tã nặng, có thể bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn thì bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để cho bé bôi thêm các loại kem chống nấm hoặc sử dụng thuốc uống nếu thực sự cần thiết.

Trúc

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin