Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Phân su có tác dụng gì? Phân su phản ánh gì về sức khỏe của bé?

Ngày 26/10/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Phân su của trẻ sơ sinh được nhiều mẹ bỉm quan tâm. Liệu phân su có tác dụng gì? Qua phân su mẹ có thể nhận ra được tình trạng sức khoẻ của bé hay không? Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.

Sức khỏe trẻ sơ sinh được các mẹ bỉm đặc biệt quan tâm. Ngoài ra phân su cũng có thể được hình thành trong lúc mẹ mang thai. Vậy liệu phân su có tác dụng gì? Quan sát màu sắc hay mùi của phân trẻ có thể nhận biết được điều gì từ sức khoẻ của bé? Tất cả sẽ được giải đáp ở bài viết sau.

Phân su của trẻ em và những điều cần biết

Như đã đề cập, phân su của trẻ có thể hình thành từ trong bụng mẹ. Chúng được tích lũy dần từ lúc bước qua tuần thứ 24 của thai kỳ. Các chuyên gia nhận định rằng sẽ có khoảng 12% thai nhi không thể giữ được phân su trong ruột chờ đến ngày chào đời mà bé sẽ thải phân su ra nước ối, lúc này màu của phân su sẽ làm cho nước ối có màu hơi vàng hoặc xanh.

Phân su có tác dụng gì 1
Phân su của trẻ có thể hình thành từ trong bụng mẹ

Trước khi tìm hiểu phân su có tác dụng gì, ta cần phải nắm một sự thật rằng thai nhi đi ngoài phân su trong bụng mẹ xảy ra khi bé quá ngày dự sinh sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng tình trạng này có thể gây ra một loạt vấn đề như dây rốn bị chèn ép, chuyển dạ khó, thiếu oxy, nhiễm trùng.

Đặc biệt nếu không may xảy ra hội chứng hít nước ối phân su thì trẻ sẽ bị ảnh hưởng lớn. Trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ, phối của thai nhi sẽ luôn có nhiều nước ối nên nếu phổi của trẻ có phân su thì nó sẽ đi qua khí quản. Trong lúc chuyển dạ, trẻ bị thiếu oxy trong thời gian dài thì sẽ khó thở và hít phải phân su, làm chặng đường thở và gây tắc nghẽn đường thở. Những bé sinh ra khi bị hội chứng hít phân su sẽ thường thở ngắt quãng, da tím tái, ngực căng phồng bất thường, thở nhanh, thở gấp và hay rên rỉ. Tốt nhất phải theo dõi chặt chẽ thai kỳ từ tuần 37 trở đi và nếu cần phải trao đổi với bác sĩ để mổ cho bé ra đời kịp thời.

Phân su có tác dụng gì?

Khoảng 24 giờ sau khi sinh, trẻ đi ra phân đặc có màu đen hoặc xanh đậm, không mùi, dính thì đây chính là phân su. Từ dấu hiệu này, mẹ nhận biết được đường ruột của bé bắt đầu hoạt động. Nếu ngày đầu tiên bé không đi phân su và sau khoảng 5 ngày mà phân của bé vẫn có màu như phân su thì phải tìm gặp bác sĩ ngay lập tức.

Sau khi sinh, ruột của mỗi em bé chứa khoảng 60g đến 150g phân su nhớt. Các thành phần chính của phân su gồm nitơ, chất béo, cặn bã trong ruột được loại bỏ bằng quá trình tiêu hoá nước ối, tế bào biểu bì, mucopolysacarit. Thông thường sau 3 - 5 ngày, phân của bé từ màu xanh đậm hay đen sẫm sẽ chuyển sang màu vàng khi bé đã bú đủ sữa.

Phân su có tác dụng gì? Nó phản ánh gì về sức khỏe của bé? 2
Phân su có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm

Vậy tóm lại, tác dụng chính của phân su đó là giúp mẹ có thể theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ mới sinh. Trẻ buộc phải thải phân su ra ngoài trong khoảng 8 đến 10 giờ sau sinh. Nếu bé chậm đi ngoài phân su, chướng bụng, nôn trớ thì rất dễ gặp biến chứng nhiễm trùng, ngộ độc. Lúc này tình trạng tắc ruột phân su khả năng cao sẽ xảy ra. Tình trạng này rất nguy hiểm bởi bé có thể phải điều trị gồm cắt bỏ đoạn ruột bị tắc, chống nhiễm trùng, phục hồi lưu lượng máu cũng như bổ sung tinh chất cho tuyến tụy ngoài cơ thể. Đặc biệt do bé mới ra đời nên sẽ dễ bị đuối sức trong quá trình phẫu thuật. Tốt nhất phụ huynh phải theo dõi sát sao vấn đề thải phân su của trẻ sau sinh để kịp thời có giải pháp can thiệp đúng lúc để bảo vệ sức khoẻ của con.

Những dấu hiệu qua phân phản ánh sức khỏe của trẻ mà bạn nên biết

Sau khi giải đáp được thắc mắc phân su có tác dụng gì, ta cùng nắm qua một số thông tin về cách nhận biết sức khỏe của trẻ qua phân. Màu phân su của trẻ bú bằng sữa công thức sẽ có sự khác biệt so với trẻ được nuôi bằng sữa mẹ, kết cấu của phân sẽ lớn hơn, màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, có mùi nồng. Mẹ bỉm có thể nhận ra những bất thường về vấn đề sức khỏe của trẻ qua phân:

  • Phân rất lỏng, tần suất đi ngoài nhiều chứng tỏ bé dễ bị tiêu chảy.
  • Phân khô cứng, vón cục, bụng của trẻ luôn căng, lúc này bé có khả năng cao bị táo bón.
  • Phân có màu xanh lá sau khi đã hết giai đoạn đi ngoài phân su, điều này cho thấy bé đang hấp thụ quá nhiều đường lactose.
  • Thấy máu trong phân là hiện tượng dễ khiến mẹ bỉm lo lắng nhất, lúc này cần đưa trẻ đi khám bởi rất có thể trẻ bị các bệnh liên quan đến đường ruột, dị ứng hay bị nứt hậu môn do bị táo bón.
Phân su có tác dụng gì? Nó phản ánh gì về sức khỏe của bé? 3
Quan sát màu sắc, trạng thái phân trẻ sơ sinh để hiểu về sức khoẻ của bé

Vậy lúc nào là lúc các mẹ có thể yên tâm khi trẻ đi ngoài với trạng thái phân bình thường?

  • Với trẻ ăn sữa mẹ: Phân sẽ có màu vàng và không còn nặng mùi như phân su. Phân sẽ lỏng hơn, ít sệt và kết dính hơn. Nếu phân có vón cục thì cũng không cần phải quá lo lắng. Thời gian trẻ bắt đầu bú mẹ thì bé sẽ “đi nặng” nhiều hơn, tuần suất có thể tới 4 lần mỗi ngày. Bởi lúc này hệ tiêu hoá của trẻ bắt đầu hoạt động.
  • Với trẻ ăn sữa ngoài: So với ăn sữa mẹ, bé sẽ có phân màu vàng nhạt và thường nặng mùi hơn khi bú thêm sữa ngoài. Đặc biệt các mẹ phải chú ý bởi trẻ rất dễ bị táo bón khi nạp chất dinh dưỡng từ sữa công thức.

Trên đây là những chia sẻ về phân su có tác dụng gì. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về phân su của trẻ cũng như hiểu hơn về sức khoẻ của con qua tình trạng phân để kịp thời chăm sóc và điều trị kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Trẻ sơ sinh