Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin có thể xảy ra ngay sau khi tiêm chủng từ vài giây, vài phút cho đến vài giờ. Những biểu hiện của tình trạng dị ứng sau tiêm vắc xin có thể từ nhẹ đến nặng, thậm chí là dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vậy cần làm gì để hạn chế phản ứng ứng dị ứng sau khi tiêm vắc xin ở trẻ em?
Các thành phần có trong vắc xin đóng vai trò tạo ra đáp ứng miễn dịch cho cơ thể, tăng tính an toàn, độ ổn định và thời gian tác dụng trong quá trình bào chế vắc xin. Tuy nhiên, trong một trường hợp các thành phần trong vắc xin có thể gây ra phản ứng dị ứng cho người tiêm. Vậy nguyên nhân nào gây ra phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin?
Phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin có thể xảy ra do một trong bốn nguyên nhân chính sau:
Thực tế, không có một loại vắc xin nào đảm bảo hoàn toàn 100% không xảy phản ứng sau khi tiêm. Tuy nhiên, tỷ lệ xuất hiện phản ứng nghiêm trọng sau tiêm là rất nhỏ.
Vắc xin được điều chế dưới dạng một chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên nguồn gốc từ chính vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống với vi sinh vật gây bệnh đã được bào chế đến mức độ an toàn tiêu chuẩn. Việc tiêm vắc xin là đưa kháng nguyên vào cơ thể nhằm kích thích cơ thể chủ động tạo ra miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó, tương tự như việc sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm nào, tùy theo cơ địa của mỗi người mà có thể xuất hiện những phản ứng sau tiêm vắc xin.
Bên cạnh đó, phản ứng dị ứng sau khi tiêm vắc xin có thể xảy ra do các chất có liên quan đến quá trình điều chế vắc xin. Trong đó, gelatin, latex và protein trứng là những nguyên nhân thường gặp của các phản ứng dị ứng tức thì.
Các phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin có thể từ nhẹ đến nặng, tuỳ thuộc vào thể trạng của trẻ cũng như loại vắc xin được tiêm. Một số phản ứng dị ứng thông thường hay gặp như sốt nhẹ hoặc sưng đau tại vị trí tiêm nhưng không quá lo ngại. Tỷ lệ xảy ra phản ứng nghiêm trọng cần phải nhập viện hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng thường hiếm gặp. Nếu được điều trị kịp thời và đúng cách thì những phản ứng sau tiêm vắc xin nặng cũng có thể biến mất mà không để lại di chứng gì cho người bệnh.
Nhìn chung, chương trình tiêm chủng giúp dự phòng cho hàng triệu trẻ em tránh khỏi nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm và dẫn đến tử vong. Trong khi đó, nguy cơ xảy ra biến chứng sau tiêm vắc xin là rất thấp, hầu hết các trường hợp tai biến có liên quan đến cơ địa của trẻ.
Phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin được chia thành 4 cấp độ như sau:
Nếu không xử lý kịp thời và đúng cách khi xảy ra phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin thì người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ tử vong. Vậy làm thế nào để hạn chế phản ứng dị ứng sau khi tiêm phòng?
Theo hướng dẫn của các chuyên gia trong xử trí cứu trường hợp phản ứng phản vệ, những đối tượng sau khi tiêm phòng vắc xin cần phải được theo dõi ít nhất trong 30 phút:
Nếu được phát hiện sớm và xử trí kịp thời khi xảy ra phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin thì trẻ có thể hồi phục hoàn toàn mà không để lại di chứng nào. Do đó, các bậc phụ huynh cần theo dõi và lưu ý đến các phản ứng của vắc xin sau khi trẻ được tiêm, tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế nhằm hạn chế tối thiểu các vấn đề có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Cụ thể như sau:
Cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khoẻ của trẻ ít nhất là 30 phút ngay tại phòng cơ sở tiêm chủng. Thông thường, nếu trẻ có phản ứng dị ứng, sốc hoặc tai biến thì thường xuất hiện các dấu hiệu bất thường khoảng từ 7 - 10 phút sau tiêm.
Phụ huynh cần trao đổi với bác sĩ về cơ địa dị ứng hoặc sốc phản vệ của trẻ để có phác đồ tiêm vắc xin phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất cho trẻ.
Khi trẻ đang bị sốt hoặc vừa ốm dậy thì không nên đưa đi tiêm vắc xin. Cha mẹ cần đảm bảo sức khoẻ của trẻ đang ở trạng thái tốt nhất khi đi tiêm phòng.
Trẻ sẽ được kiểm tra thân nhiệt và vết tiêm trước khi được cho về nhằm đảm bảo tất cả đều ổn.
Khi trẻ được về nhà, trẻ vẫn cần được tiếp tục theo dõi tình trạng sức khoẻ trong 24 - 48 giờ tiếp theo. Phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến:
Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý:
Nếu trẻ xuất hiện một trong các dấu hiệu dưới đây thì cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được chăm sóc chuyên nghiệp:
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc nắm được nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng sau tiêm vắc xin, biện pháp phòng ngừa và hướng xử trí nếu gặp phải. Cha mẹ nên theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khoẻ của trẻ trong vòng 24 - 48 giờ sau tiêm để có thể phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và xử trí kịp thời.
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng, với vắc xin được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Khi đến tiêm chủng tại Long Châu, khách hàng sẽ được khám sàng lọc bởi bác sĩ, tư vấn gói vắc xin phù hợp, theo dõi trong và sau khi tiêm để đảm bảo an toàn. Liên hệ với Tiêm chủng Long Châu qua Hotline 1800 6928 để được tư vấn, hẹn lịch miễn phí hoặc đặt lịch online tại đây.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.