Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Tiêm tĩnh mạch là gì? Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi tiêm tĩnh mạch

Ngày 12/12/2023
Kích thước chữ

Có rất nhiều phương pháp để chữa trị bệnh được các bác sĩ ứng dụng hiện nay. Dùng thuốc chính là cách điều trị nội khoa rất hiệu quả. Bên cạnh sử dụng thuốc bằng đường uống, dùng đường tiêm được cho có tác dụng rất nhanh. Và tiêm tĩnh mạch là cách thức điều trị phổ biến.

Với sự hiện đại của y học, đã có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, giúp bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên nhìn chung chúng được chia làm 2 phương pháp chính là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Tiêm tĩnh mạch là một trong những cách thức được ứng dụng linh hoạt cho các bệnh nhân hay trong những phương pháp trị bệnh.

Phương pháp tiêm dưới da và những điều cần biết

Tiêm dưới da là hình thức đưa thuốc hoặc vắc xin vào tổ chức mô liên kết dưới da của bệnh nhân bằng cách sử dụng kim tiêm nhỏ để đưa thuốc vào cơ thể. Tiêm dưới da được dùng cho rất nhiều đối tượng, từ khi bé sinh ra đã được khuyến khích tiêm phòng các loại vắc xin ngừa bệnh như ngừa viêm gan B, ngừa viêm não Nhật Bản.

Tiêm dưới da được thực hiện nhiều vị trí khác nhau của cơ thể như tiêm vào vùng bụng, đùi, mông. Trong lúc thực hiện tiêm dưới da, bác sĩ sẽ phải tuân thủ các quy định an toàn và vệ sinh, chọn đúng vùng da và tiêm đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả.

Tiêm tĩnh mạch: Thông tin từ A đến Z về phương pháp này! 1
Tiêm dưới da là cách thức đưa thuốc vào cơ thể nhờ kim tiêm

Tiêm dưới da được đánh giá là hình thức giúp duy trì nồng độ thuốc ổn định trong cơ thể, tuy thuốc sẽ không được thẩm thấu nhanh bằng tiêm tĩnh mạch hay tiêm vào cơ bắp nhưng với một số loại thuốc thì sự hấp thu chậm là điều cần thiết.

Tuy nhiên việc tiêm dưới da sẽ gây đau, sưng, kích ứng da hay vẫn tồn tại nguy cơ bị nhiễm trùng. Những loại thuốc có kích thước phân tử lớn hoặc dịch vị nhớt thì sẽ rất khó thấm qua da và gây cản trở hiệu quả hấp thụ. Đặc biệt so với tiêm vào tĩnh mạch thì tiêm dưới da không thể cung cấp đủ lượng thuốc lớn một lần.

Tóm lại tiêm chính là hình thức giúp thuốc vào cơ thể nhanh hơn. Cần thực hiện tiêm thật an toàn và đúng kỹ thuật. Hiện nay tiêm dưới da được ứng dụng trong các chương trình tiêm chủng phòng ngừa bệnh lý, dùng trong quá trình kích thích buồng trứng để hỗ trợ sinh sản, dùng để đưa thuốc trị bệnh vào cơ thể với mục đích muốn thuốc phát huy tác dụng một cách chậm rãi.

Tiêm tĩnh mạch là gì?

Tiêm thuốc trực tiếp vào cơ thể, thuốc được truyền nhanh nhất qua đường tĩnh mạch ngoại biên. Tiêm vào tĩnh mạch được các bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân đang trong tình trạng cấp cứu, cần sử dụng một số loại thuốc như chống xuất huyết, thuốc gây mê, thuốc trụy mạch. Phương thức tiêm vào tĩnh mạch sẽ giúp đưa một lượng thuốc lớn vào cơ thể người bệnh, bởi đa phần lúc này người bệnh sẽ rơi vào trạng thái hôn mê, kiệt sức, không thể tự uống thuốc. Một số trường hợp cần duy trì sự sống, tiêm vào tĩnh mạch các loại thuốc như kháng sinh, huyết thanh, máu sẽ đem lại hiệu quả nhanh nhất.

Tiêm tĩnh mạch: Thông tin từ A đến Z về phương pháp này! 2
Tiêm tĩnh mạch giúp đưa lượng lớn thuốc vào cơ thể nhanh chóng

Tiêm tĩnh mạch buộc bác sĩ phải thực hiện đúng quy trình để bảo vệ tốt sức khoẻ người được tiêm:

  • Chuẩn bị: Nhân viên y tế sẽ tiến hành vệ sinh, sát khuẩn và chuẩn bị những dụng cụ theo đúng quy định của y khoa. Trước đó, bác sĩ phải thực hiện thăm khám lâm sàng như hỏi về tiền sử bệnh, kiểm tra kháng sinh, đánh giá dấu hiệu sinh tồn.
  • Lúc tiêm: Thuốc sẽ được lấy đúng liều lượng chỉ định, tiêm đúng người và đúng thuốc, tiêm đúng thời gian. Sau khi tiêm xong, nhân viên y tế sẽ tiếp tục quan sát các biểu hiện của người bệnh cũng như bắt đầu can thiệp những phương pháp điều trị bệnh khác nếu cần.

Tư thế để tiêm vào đường tĩnh mạch được khuyến khích là bệnh nhân phải nằm ngửa thoải mái trên giường và tay dang ra (nếu tiêm vào tĩnh mạch ở vị trí gấp khúc như khuỷu tay, cẳng tay). Nhân viên y tế sẽ để ngửa đầu mũi vát của kim lên phía trên, đâm kim ngay qua da vào tĩnh mạch, mũi kim chếch 15 - 30 độ so với mặt da.

Mặc dù tiêm vào vị trí tĩnh mạch cho hiệu quả tốt, nhưng có một số trường hợp không nên sử dụng cách thức này:

  • Các thuốc có tính chất gây rối loạn nhịp tim, thuốc tan trong dầu.
  • Thuốc kích thích mạnh với hệ tim mạch hay hô hấp.
  • Tuyệt đối không tiêm vào vùng cơ bị tê liệt, phù nề hay tiêm vào vùng khớp.
Tiêm tĩnh mạch: Thông tin từ A đến Z về phương pháp này! 4
Tuyệt đối không tiêm vào vùng cơ bị tê liệt, phù nề hay tiêm vào vùng khớp

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm tĩnh mạch

Tiêm vào tĩnh mạch tuy an toàn nhưng luôn có biến chứng xảy ra:

Sưng, phồng tại vị trí tiêm

Khi thực hiện tiêm tại tĩnh mạch, kim sẽ xuyên qua mạch hoặc tiêm nằm một nửa trong lòng mạch hay một nửa nằm ngoài thành mạch, từ đó tình trạng sưng, phồng tại vị trí tiêm sẽ xảy ra. Vậy lúc này sau khi rút kim tiêm ra bạn hãy thực hiện chườm nóng tại vị trí bị phồng. Nhiệt độ sẽ giúp máu tụ và thuốc tan ra nhanh hơn.

Sốc phản vệ

Luôn tồn tại những ca bị sốc phản vệ sau tiêm. Vậy nên việc khám lâm sàng thực sự rất quan trọng. Những ai bị sốc phản vệ thường có các dấu hiệu như xuất hiện ban, mẩn ngứa trên da, khó thở, tụt huyết áp, cơ thể rơi vào hôn mê, mất ý thức.

Tắc kim tiêm, tắc mạch

Khi tiêm vào đường tĩnh mạch, máu chảy có thể vào kim tiêm và gây tắc tại mũi kim. Từ đó thuốc không thể tiêm vào được. Vậy với trường hợp này, nhân viên y tế sẽ rút kim tiêm, chọn một kim tiêm mới để bắt đầu lại. Ngoài ra trường hợp tiêm tĩnh mạch có thể xảy ra tắc mạch khi có một lượng không khí trong ống kim tiêm hay đang dùng thuốc tan trong nước. Nhân viên y tế cần kiểm tra kỹ lượng ống tiêm sử dụng đúng thuốc.

Tiêm tĩnh mạch: Thông tin từ A đến Z về phương pháp này! 3
Khi tiêm vào đường tĩnh mạch, máu có thể chảy vào kim tiêm và gây tắc tại mũi kim

Nhiễm khuẩn, hoại tử

Không chỉ tiêm vào đường tĩnh mạch, sử dụng hình thức tiêm nếu không đảm bảo công tác sát khuẩn thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ xảy ra. Một số trường hợp hi hữu, hoại tử xảy ra sau khi tiêm bởi sử dụng sai thuốc được quy định tiêm vào tĩnh mạch. Chẳng may gặp vấn đề này, buộc phải thật nhanh chườm lạnh và cần trích rạch phá bỏ hoại tử.

Có thể thấy tiêm đường tĩnh mạch là hình thức đưa thuốc vào cơ thể mang lại hiệu quả nhất. Các biến chứng kể trên thường hiếm khi xảy ra nếu bạn được điều trị bởi cơ sở y tế chất lượng và nhân viên y tế có chuyên môn tốt. Đặc biệt một số bệnh nhân như trẻ nhỏ sẽ có tâm lý sợ hãi trước khi tiêm, lúc này phụ huynh nên tìm cách trấn an bé để quá trình tiêm được diễn ra suôn sẻ, cũng có thể nhắm mặt hoặc vờ nhìn sang nơi khác trong lúc tiêm để giữ được sự bình tĩnh.

Trên đây là những chia sẻ về tiêm tĩnh mạch, hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn hiểu hơn về ưu và nhược điểm của tiêm dưới da, tiêm đường tĩnh mạch. Ngoài ra có cho bản thân những sự chuẩn bị tốt nhất trước khi thực hiện hình thức điều trị này.

Xem thêm: 

Tai biến khi tiêm tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân và phương pháp xử lý

Kháng sinh tiêm tĩnh mạch: Những điều cần biết để sử dụng an toàn

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm