Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi bằng cách nào?

Ngày 30/06/2024
Kích thước chữ

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm bởi trong độ tuổi này, trẻ phát triển rất nhanh về mặt ngôn ngữ nói riêng và trí tuệ, nhận thức nói chung. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ đến bạn những cách phát triển ngôn ngữ cho bé 3 - 4 tuổi hiệu quả nhất.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi thực tế không quá khó nhưng nếu thực hiện không đúng sẽ không đạt hiệu quả như mong muốn. Để biết làm thế nào giúp trẻ 3 - 4 tuổi phát triển ngôn ngữ, Nhà thuốc Long Châu mời bạn tham khảo thông tin dưới đây.

Vì sao cần phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi?

Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi – độ tuổi trẻ mầm non được xem là mục tiêu hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh và thầy cô giáo. Đây là giai đoạn “vàng” để giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ toàn diện, giúp trẻ trao đổi, giao tiếp hiệu quả với bố mẹ, người lớn và các bạn.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi bằng cách nào? 1
3 - 4 tuổi là giai đoạn vàng để trẻ phát triển ngôn ngữ

Việc chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc bày tỏ, thể hiện cảm xúc, ý kiến cá nhân cũng như mong muốn được giúp đỡ, hỗ trợ từ người lớn, bạn bè. Ngoài ra, vấn đề chủ chốt trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi là sử dụng ngôn ngữ để giáo dục, hướng dẫn trẻ một cách toàn diện.

Ngôn ngữ lĩnh vực quan trọng cho trẻ nên đây cũng là môn học được nhà trường, giáo viên chú tâm khi giáo dục trẻ mầm non. Môn học ngôn ngữ cũng cung cấp cho bé nền tảng kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực, cũng giúp nhận thức của trẻ phát triển tốt hơn, tạo nền tảng cho việc giao tiếp hiệu quả sau này.

Đặc điểm khi phát triển ngôn ngữ của trẻ 3 - 4 tuổi

Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi có những ưu, nhược điểm nhất định, cụ thể là:

Ưu điểm khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi

Nhờ sự quan tâm từ nhà trường và chính quyền mà các bé 3 - 4 tuổi đã có thể học tập, phát triển khả năng ngôn ngữ dưới nhiều hình thức, môn học khác nhau. Giai đoạn này trẻ cũng đang tò mò với mọi thứ xung quanh, khả năng ghi nhớ và bắt chước tốt nên bố mẹ, thầy cô giáo cần nắm bắt kịp thời để giúp con có vốn từ vựng đa dạng và tư duy ngôn ngữ nhanh nhạy.

Trẻ 3 - 4 tuổi cũng rất hứng thú với các trò chơi, hoạt động tập thể nên người lớn có thể tận dụng các hoạt động vui chơi hàng ngày để con học hỏi, phát triển ngôn ngữ.

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi bằng cách nào? 2
Trẻ 3 - 4 tuổi có ưu điểm ưa khám phá, thích tìm hiểu nên rất thuận lợi để phát triển ngôn ngữ

Nhược điểm khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi

Trẻ 3 - 4 tuổi chưa đủ nhận thức để nhận biết đâu là từ ngữ phù hợp nên đôi khi, bé có thể học những từ ngữ, giọng điệu, cách giao tiếp không phù hợp từ bạn bè, video có nội dung xấu,… Chính vì khả năng học hỏi nhanh nên khi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi, bố mẹ lại càng cần để ý, góp ý và sửa lỗi dùng từ cho con nhiều hơn, giúp bé nhận thức đâu là hành động xấu, đâu là hành động tốt khi giao tiếp.

Đặc điểm phát triển ngôn ngữ ở trẻ từ giai đoạn 3 tháng tuổi đến 3 - 4 tuổi

Trẻ nhỏ phát triển ngôn ngữ xuyên suốt từ giai đoạn sơ sinh đến độ 3 - 4 tuổi, cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi: Đây là giai đoạn đặt những “viên gạch” đầu tiên trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ở độ tuổi này, bé đã có thể tạo được âm thanh ê a, bi bo,… êm tai. Bé 6 tháng tuổi sẽ phát âm rõ hơn, các âm thanh cũng vang và có chủ đích hơn.
  • Giai đoạn 6 – 12 tháng tuổi: Ở giai đoạn này trẻ có thể nghe khá tốt âm thanh, giọng nói của bố mẹ, từ đó đặt nền móng cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi.
  • Giai đoạn 12 – 18 tháng tuổi: Khi đến giai đoạn bé 1 tuổi, con đã có thể phát âm một số từ đơn giản như ba, bà,… Từ lúc này, khả năng ngôn ngữ của bé phát triển vượt bậc đến giai đoạn 3 - 4 tuổi.
  • Giai đoạn 18 – 24 tháng tuổi: Đây là giai đoạn nền tảng, rất quan trọng với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi sau này. Thời điểm bé 2 tuổi đã có thể gọi tên người quen, biết lắng nghe và chú ý quan sát khi người lớn nói chuyện.
  • Giai đoạn 24 – 36 tháng tuổi: Giai đoạn “đột phá” về khả năng ngôn ngữ của bé. Ở thời điểm này, trẻ có thể học rất nhanh nhiều từ ngữ, câu ngắn hay thậm chí là câu dài (đối với trẻ phát triển ngôn ngữ nhanh).
  • Giai đoạn 3 - 4 tuổi: Giai đoạn phát triển ngôn ngữ “vượt bậc” của trẻ. Trẻ 3 tuổi có thể nói rõ ràng và tự khắc phục được lỗi phát âm theo góp ý, hướng dẫn từ người lớn. Đây cũng là giai đoạn bé có thể nghe hiểu khoảng 70 – 80% những điều người lớn nói.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi bằng cách nào? 3
Ở mỗi giai đoạn trẻ có cách giao tiếp, biểu đạt nhu cầu, cảm xúc khác nhau

Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi

Để góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi, bố mẹ có thể áp dụng những phương pháp như:

  • Để trẻ tìm hiểu và khám phá thế giới: Đây là cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi hiệu quả, giúp con bổ sung vốn từ mới đa dạng, đồng thời mở rộng kiến thức về cuộc sống, xã hội qua những điều mới mẻ trong sinh hoạt, tình huống hàng ngày.
  • Trò chuyện với trẻ: Muốn phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi, bố mẹ, người thân nên dành thời gian để nói chuyện, tâm sự với con mỗi ngày để trẻ rèn luyện đồng thời cả kỹ năng nghe và nói, phát triển vốn từ vựng phong phú, đa dạng.
  • Cho trẻ nghe nhạc: Âm nhạc kích thích não bộ phát triển và cũng tăng thêm vốn từ vựng, kỹ năng sống cho trẻ hiệu quả. Bố mẹ nên ưu tiên chọn những bài hát, đoạn nhạc phù hợp với độ tuổi của con, tránh để trẻ tiếp xúc với nội dung không phù hợp độ tuổi từ sớm.
  • Đọc sách, kể chuyện cho bé: Mỗi tối trước khi đi ngủ hoặc những lúc rảnh, bố mẹ có thể xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ, cùng trẻ đọc truyện. Điều này vừa tăng tương tác của con cái và bố mẹ, vừa giúp bé phát triển ngôn ngữ và tránh tiếp xúc với thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,… quá sớm.
  • Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động tập thể: Để con trò chuyện, tiếp xúc với bạn bè đồng trang lứa là cách các bạn nhỏ học hỏi vốn từ vựng của nhau hiệu quả. Ngoài ra, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí còn giúp bé phát triển nhiều kỹ năng xã hội, khả năng xử lý tình huống,…
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3-4 tuổi bằng cách nào? 4
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi, bố mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ tham gia nhiều hoạt động tập thể

Hy vọng qua bài viết trên từ Nhà thuốc Long Châu đã giúp bạn biết cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 4 tuổi hiệu quả. Ở giai đoạn 3 - 4 tuổi, bố mẹ cũng cần để ý trẻ có dấu hiệu chậm nói, ít tương tác, nghe kém,… hay không để tiến hành chữa trị, can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng lâu dài đến trẻ.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.