Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Phẫu thuật nối gân Achilles được thực hiện như thế nào?

Ngày 19/09/2024
Kích thước chữ

Phẫu thuật nối gân Achilles là một kỹ thuật không quá phức tạp, có thể thực hiện nhanh gọn và phục hồi tốt chỉ sau thời gian ngắn. Liệu pháp trên được chỉ định khi gân gót chân bị đứt lìa hoặc rách ở mức độ nặng. Không áp dụng với những trường hợp viêm, đứt một phần gân nhỏ và không gây ảnh hưởng lớn đến chức năng.

Gân Achilles còn được biết đến với cái tên quen tai là gân gót chân A-sin. Đây là loại gân lớn nhất trong cơ thể con người. Chúng có nhiệm vụ kết nối phần cơ của gót chân và bắp chân, từ đó giúp bạn thực hiện các cử động chạy, nhảy, đi bộ dễ dàng.

Khi bị đứt ở mức độ nghiêm trọng thì phẫu thuật nối gân Achilles được xem là lựa chọn ưu tiên vì kỹ thuật này có thể xử lý dứt điểm vấn đề, cho kết quả nhanh và thường ít để lại biến chứng.

Nguyên nhân gây đứt gân Achilles

Đứt gân gót chân có thể xảy ra trong những tình huống sau:

Phần gót bị va chạm cơ học

Điều này thường xảy ra khi bạn chơi thể thao, nếu xoay người quá nhanh, tốc độ xoay bàn chân không theo kịp thì gân rất dễ bị đứt.

Ngoài ra, gân Achilles cũng có thể bị đứt lìa khi có một lực tác động trực diện vào gót chân. Thống kê cho thấy người chơi quần vợt, bóng rổ và bóng đá là dễ gặp chấn thương này nhất.

Gân thoái hóa mạnh, dễ bị viêm và tổn thương

Khi gót chân vận động với tần suất dày đặc, cường độ cao và điều này lặp lại liên tục trong thời gian dài thì tình trạng thoái hóa rất dễ xảy ra. Lúc này, gân có thể bị viêm gân Achilles hoặc đứt lìa chỉ vì một tác động lực siêu nhỏ.

Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh

Khi dùng thường xuyên một số thuốc kháng sinh, gân gót chân có thể bị yếu nên dễ đứt và dễ thoái hóa hơn bình thường. Cụ thể là levofloxacin, ciprofloxacin,...

Béo phì, thừa cân

Gót chân chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ cơ thể phía trên. Do đó gân gót sẽ bị quá tải nếu cân trọng của bạn vượt quá giới hạn cho phép (béo phì). Khi đó, gân vùng gót chân sẽ suy giảm chức năng và rất dễ bị đứt.

Lạm dụng thuốc tiêm chứa steroid

Chấn thương cổ và gót chân là vấn đề khá phổ biến ở những người vận động với cường độ cao. Lúc này bác sĩ sẽ tiêm thuốc steroid để giảm đau, tiêu sưng. Tác dụng phụ của loại thuốc này là làm yếu các gân lân cận, bao gồm cả gân Achilles. Đây chính là căn nguyên khiến gân gót dễ đứt, rách hơn so với bình thường.

Phẫu thuật nối gân Achilles: Khâu chuẩn bị và cách thức tiến hành 1
Gân Achilles có thể bị đứt do nhiều nguyên nhân nhưng va chạm cơ học, vận động sai cách là những nguyên nhân phổ biến nhất

Đứt gân Achilles và các dấu hiệu thường gặp

Khi gân vùng gót chân bị đứt đột ngột, bạn sẽ nghe thấy tiếng nổ nhẹ ở phía sau cổ chân. Ngay sau đó là cảm giác đau buốt xuất phát từ vùng mặt sau của chân, đặc biệt là gót và cẳng chân. Cùng với những điều này thì việc đi lại cũng bị bất hoạt.

Phẫu thuật nối gân Achilles: Khâu chuẩn bị và cách thức tiến hành 3
Đứt gân Achilles khởi phát đột ngột và gây nhiều đau đớn

Ngoài các triệu chứng ban đầu nói trên thì bạn cũng bắt gặp các dấu hiệu chỉ điểm sau:

  • Đau nhói bắp chân dữ dội và kéo dài liên tục.
  • Phù nề vùng bắp chân, da khu vực này chuyển màu đỏ.
  • Không thể giữ tư thế đứng bằng các đầu ngón chân ở chân bị tổn thương.
  • Đau hơn khi cố gắng di chuyển, cực đau nếu đi lại bằng các ngón chân.
Phẫu thuật nối gân Achilles: Khâu chuẩn bị và cách thức tiến hành 2
Khi bị đứt gân gót, người bệnh thường không thể di chuyển

Phẫu thuật nối gân Achilles được thực hiện như thế nào?

Chuẩn bị

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh để hiểu rõ nguyên nhân gây ra chấn thương. Đặc biệt là các thói quen hằng ngày, bao gồm cả việc sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng và thuốc lá nếu có.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử tiêm thuốc vào vùng phía sau cổ chân. Nếu có thì tần suất và liều lượng ra sao, đã dừng cách đây bao lâu. Đặc biệt người bệnh cũng cần chia sẻ về tình trạng sức khỏe ở thời điểm hiện tại (có mắc bệnh lý cấp tính hay mạn tính nào không).

Dừng thuốc chống đông máu nếu đang sử dụng. Tương tự vậy, với người hút thuốc lá lâu năm cũng cần cai vài ngày trước khi can thiệp. Mục đích của những yêu cầu này là giúp quá trình cầm máu và phục hồi sau phẫu thuật diễn ra thuận lợi.

Trước thời điểm phẫu thuật chừng 1 - 2 ngày, bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm hình ảnh như chụp MRI, chụp X-quang, siêu âm,... Đêm trước phẫu thuật, người bệnh ngừng ăn uống kể từ 8 giờ tối. Giữ tâm thế thoải mái, bình tĩnh để sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật.

Cách tiến hành

Hiện nay, có 2 phương pháp cơ bản được dùng trong phẫu thuật nối gân Achilles, đó là:

Nối gân truyền thống

Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng dao mổ để tách da và cơ sang hai bên nhằm để lộ phần gân gót. Nếu tổ chức này đứt thì sẽ khâu lại. Trong trường hợp gân thoái hóa, phần hư hỏng sẽ được cắt bỏ và gân gót được khâu tạo hình để phục hồi chức năng.

Nếu gân bị nứt rách nghiêm trọng, không thể đấu nối, bác sĩ sẽ dùng phần gân ở bộ phận khác để thay thế hoặc đệm vào.

Nối gân qua da

Đây là cách làm tân tiến được đánh giá rất cao về tính hiệu quả và khả năng giảm thiểu độ xâm lấn khi can thiệp.

Khi thực hiện, chuyên gia y tế chỉ rạch một đường nhỏ cỡ 2cm, sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng để kết nối phần gân đứt qua da ma không cần phải xâm nhập sâu. Do đó tốc độ lành thương của người bệnh sẽ nhanh hơn hẳn. Nguy cơ để lại sẹo hay di chứng được giảm thiểu tối đa và tính thẩm mỹ của vết mổ cũng cao hơn.

Phẫu thuật nối gân Achilles: Khâu chuẩn bị và cách thức tiến hành 4
Hiện có tới 2 phương pháp phẫu thuật khi bị đứt gân gót chân, đó là nối theo cách thức truyền thống và nối gân qua da

Những rủi ro đi kèm

Trong phẫu thuật, chuyên gia y tế không thể loại trừ triệt để yếu tố rủi ro mà chỉ có thể giảm thiểu xuống mức thấp nhất. Với phẫu thuật nối gân Achilles cũng vậy. Ngay sau đây sẽ là một số yếu tố nguy cơ có thể xảy ra khi bạn can thiệp bằng phương pháp này:

  • Xuất huyết với lượng lớn khi phẫu thuật và trong giai đoạn sau này.
  • Đau cổ chân, bàn chân, bắp chân.
  • Tổn thương các dây thần kinh lân cận gân gót từ vừa đến nhẹ.
  • Nhiễm trùng vết mổ.
  • Hình thành cục máu đông ở ngay khu vực mổ gân.
  • Gân yếu hơn so với thời điểm trước khi bị chấn thương.
  • Có nguy cơ tái diễn tình trạng đứt gân.
  • Vận động hạn chế.

Phẫu thuật nối gân Achilles giúp người bệnh điều trị hiệu quả tình trạng thoái hóa, đứt rách gân gót chân ở mức độ nghiêm trọng. Thời gian hồi phục chỉ gói gọn trong 6 - 12 tuần, tùy phương thức can thiệp và yếu tố cơ địa.

Mong rằng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về kỹ thuật này và có thêm cơ sở để cân nhắc có nên can thiệp bằng phương pháp trên hay không. Trân trọng!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin