Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng đứt gân gót chân được xem là một trong những chấn thương khá nguy hiêm, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể tác động đến chức năng vận động của chân. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng này là gì? Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Gân gót chân là một trong những gân khỏe và lớn nhất trong cơ thể người. Gân gót chân được hình thành từ gân cơ dép và gân cơ bụng chân kéo dài đến và bám vào gót chân. Gân gót chân đóng vai trò quan trọng giúp bạn thực hiện các động tác chạy, nhảy,... Do đó, bạn cần nên lưu ý một số dấu hiệu về hiện tượng đứt gân gót chân nhằm tránh những biến chứng gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
Gân gót chân hay còn gọi là gân Achilles, là một bó sợi cứng chắc kết nối các cơ ở phía sau bắp chân với xương gót. Nếu bạn căng gân gót quá mức, có thể dẫn đến tình trạng đứt gân gót chân.
Chấn thương đứt kín gân gót thường ảnh hưởng đến mặt sau cẳng chân và xảy ra chủ yếu ở những người tham gia các hoạt động thể thao giải trí, mặc dù có thể xảy ra với bất kỳ ai. Khi gân gót bị đứt, người bệnh thường nghe thấy tiếng bốp, cùng với cơn đau nhói ngay lập tức ở phía sau mắt cá chân và cẳng chân, ảnh hưởng đến khả năng đi lại.
Đối với các trường hợp chấn thương này, việc phẫu thuật thường được đề xuất để điều trị, tuy nhiên, cũng có những trường hợp mà phương pháp điều trị không phẫu thuật mang lại kết quả tích cực cho bệnh nhân.
Chấn thương gân gót chân thường xảy ra do gia tăng áp lực đột ngột lên gân Achilles. Các nguyên nhân phổ biến của việc gia tăng áp lực này có thể do:
Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng nguy cơ đứt gân gót chân:
Chấn thương gân gót chân thường xuất hiện sau các sự kiện gây tổn thương ở chi dưới. Người bệnh thường chấn thương trong tư thế tiếp đất bằng một chân, bàn chân gấp nhẹ và sau đó xuất hiện triệu chứng đau buốt tại vùng gót chân. Đây thường là dấu hiệu phổ biến nhất của việc đứt gân gót chân trong quá trình khám lâm sàng. Mức độ đau thường giảm dần theo thời gian, nhưng nếu việc khám chữa trị trì hoãn, cảm giác đau có thể trở nên mơ hồ. Ngoài ra, đứt gân gót chân còn xuất hiện với các dấu hiệu khác như:
Một số thói quen trong luyện tập có thể giúp ngăn chặn nguy cơ tổn thương gân Achilles:
Phương pháp điều trị đứt gân gót chân thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, mức độ hoạt động và mức độ nghiêm trọng của chấn thương. Nhìn chung, đối với những người trẻ và có mức độ hoạt động cao, đặc biệt là các vận động viên, thường thực hiện phương pháp phẫu thuật để khắc phục tình trạng đứt gân gót hoàn toàn.
Trong khi đó, người lớn tuổi thường có nhiều lựa chọn hơn và thích hợp với các phương pháp điều trị không phẫu thuật. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng cả hai phương pháp, phẫu thuật và không phẫu thuật, đều có hiệu quả tương đương trong việc điều trị đứt gân gót.
Phương pháp điều trị không phẫu thuật thường được thực hiện như:
Phương pháp điều trị không phẫu thuật giúp tránh được các rủi ro liên quan đến phẫu thuật, như nhiễm trùng. Tuy nhiên, cách tiếp cận này có thể tăng nguy cơ tái chấn thương và thời gian phục hồi có thể kéo dài, mặc dù các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng việc bắt đầu phục hồi chức năng sớm có thể mang lại kết quả thuận lợi cho bệnh nhân được điều trị không phẫu thuật.
Thủ thuật phẫu thuật thường sẽ tiến hành rạch phía sau cẳng chân và khâu lại các sợi gân bị đứt. Tùy thuộc vào tình trạng của mô bị rách, tác động của các sợi gân từ các phần khác của chính gân gót bị đứt. Đối phương pháp này, biến chứng xuất hiện như nhiễm trùng và tổn thương thần kinh.
Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đứt gân gót chân. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết về tình trạng này nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.