Hiện nay, phẫu thuật u nang buồng trứng là phương pháp điều trị đang chiếm ưu thế bởi tính hiệu quả, an toàn và ít gây đau đớn. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, trước tiên hãy cùng Nhà Thuốc tìm hiểu sơ lược về u nang buồng trứng các bạn nhé!
Phẫu thuật u nang buồng trứng và những điều cần biết
U nang buồng trứng và biến chứng
Về bản chất, u nang buồng trứng là một khối hoặc túi chứa đầy chất dịch hoặc chất rắn ở dạng bã đậu. U nang buồng trứng thường lành tính, có thể tự teo nhỏ hoặc tự mất đi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, u nang buồng trứng phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
U nang buồng trứng là gì?
Đa số u nang buồng trứng đều lành tính. Song, vẫn có trường hợp u ác tính. Dưới đây là một số biến chứng mà u nang buồng trứng có thể gây ra:
-
Nhiễm khuẩn u nang: Khối u có kích thước lớn, chứa nhiều dịch lỏng bên trong, khi chịu tác động ngoại lực có nguy cơ bị vỡ gây chảy máu trong. Người bệnh có thể bị choáng do mất máu, chướng bụng và đau vùng hạ vị.
-
Xoắn u nang: Đây là biến chứng hay gặp nhất. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do các khối u có cuống dài, đường kính trung bình từ 8 - 15cm nên rất dễ bị xoắn lại. Biến chứng này có thể khiến người bệnh bị đau bụng, nôn hoặc buồn nôn.
-
Chèn ép các cơ quan lân cận: Khi khối u đã phát triển lớn có khả năng gây chèn ép trực tràng và bàng quang. Nang to, tiến triển lâu ngày sẽ lấn chiếm ổ bụng gây chèn ép các tạng, chèn ép các tĩnh mạch chủ gây phù, ứ trệ tuần tuần và cổ chướng.
-
Vô sinh hiếm muộn: Khi khối u nang phát triển quá mức sẽ chèn ép vòi trứng, ống dẫn trứng gây cản trở tinh trùng gặp trứng giảm khả năng thụ thai. Tình trạng này còn ngăn cản quá trình làm tổ của trứng trong tử cung từ đó làm giảm khả năng sinh sản của phụ nữ mắc hội chứng u nang buồng trứng.
-
Ngoài ra còn một số biến chứng khác có thể gặp như: rong kinh kéo dài, đẻ non, vô sinh, ung thư...
U nang buồng trứng gây ra các biến chứng nguy hiểm
Khi nào phải tiến hành phẫu thuật u nang buồng trứng?
Phẫu thuật u nang buồng trứng là thủ thuật nhằm loại bỏ khối u nang hoặc nang (túi chứa dịch) trong buồng trứng hoặc trên bề mặt buồng trứng. Đây là một trong những hướng điều trị hiệu quả, an toàn, ít gây đau đớn và được áp dụng rộng rãi hiện nay. Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn khối u nang ra khỏi buồng trứng và ít gây tái phát.
Trên thực tế, hầu hết u nang buồng trứng đều lành tính do đó bạn chỉ cần theo dõi định kỳ và không cần thiết phải điều trị. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong một vài trường hợp, phẫu thuật u nang buồng trứng là cần thiết. Cụ thể:
-
Khối u lớn: Khi phát hiện khối u tiến triển quá lớn, gây chèn ép các bộ phận trong cơ thể.
-
U nang buồng trứng ác tính: Các khối u chưa xác định được chính xác là lành tính hay ác tính và các khối u ác tính cần được loại bỏ càng sớm càng tốt.
-
U nang buồng trứng có chứa tế bào gây ung thư: Khi đã phát hiện tế bào ung thư có trong khối u nang thì nguy cơ mắc ung thư buồng trứng là hoàn toàn có thể xảy ra. Khi đó, việc phẫu thuật cũng cần phải tiến hành sớm.
-
U nang do nội mạc tử cung: Lớp niêm mạc nội mạc tử cung đi lạc hình thành nên các u nang thì việc phẫu thuật phải được tiến hành ngay lập tức giảm nguy cơ gây vô sinh ở phụ nữ.
-
U nang thực thể: Các dạng u nang của u nang thực thể nếu không được cắt bỏ sẽ rất dễ gây các biến chứng không mong muốn.
-
Vỡ nang, xoắn nang: Đây là 2 trong số những biến chứng hay gặp ở người mắc u nang buồng trứng. Nếu không được can thiệp và xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Các phương pháp phẫu thuật u nang buồng trứng
Phẫu thuật u nang buồng trứng có 2 phương pháp chính bao gồm: Phẫu thuật nội soi và Phẫu thuật hở. Mỗi phương pháp có cách can thiệp và chỉ định tùy từng khối u.
Phẫu thuật nội soi u nang buồng trứng
Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp khối u lành tính, kích thước nhỏ và thường nằm ở những vị trí dễ can thiệp.
Đây là phương pháp can thiệp ít xâm lấn có độ an toàn cao, ít gây đau và thường không để lại di chứng sau mổ. Thông thường, thời gian hồi phục sau phẫu thuật mổ nội soi là khoảng từ 2 - 4 tuần tùy vào từng tình trạng cụ thể.
Phẫu thuật hở u nang buồng trứng
Phương pháp phẫu thuật hở thường được chỉ định trong trường hợp u nang có kích thước lớn, gây ra nhiều biến chứng hoặc nghi ngờ ung thư. Phương pháp này thường can thiệp phức tạp, vết cắt ở bụng khá lớn do đó thời gian hồi phục sẽ kéo dài hơn so với phương pháp mổ nội soi. Trung bình, người bệnh cần 6 - 8 tuần để vết mổ lành lại hoàn toàn. Tuy nhiên, thời gian hồi phục còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Cơ địa của người bệnh, quá trình chăm sóc sau mổ…
Phẫu thuật hở u nang buồng trứng giúp loại bỏ hoàn toàn khối u nang buồng trứng
Biến chứng sau phẫu thuật u nang buồng trứng
Các biến chứng hay gặp sau phẫu thuật u nang buồng trứng bao gồm:
-
Nhiễm trùng sau mổ: Đây là tình trạng có thể xảy ra trong 1 - 2 tuần đầu sau mổ. Biến chứng này thường xảy ra khi vấn đề vệ sinh và chăm sóc vết mổ không tốt. Theo thống kê, tỷ lệ gặp phải biến chứng này ở mổ nội soi ít hơn mổ hở.
-
Đau sau mổ: Đây là biến chứng thường gặp nhất trong phẫu thuật ngoại khoa. Mức độ đau phụ thuộc vào tình trạng và ngưỡng chịu đau của từng người.
-
Chảy máu trong và sau khi mổ: Tình trạng này có thể khiến bệnh nhất mất máu quá nhiều. Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến sốc, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
-
Nguy cơ u nang buồng trứng tái phát sau mổ: Đối với phương pháp phẫu thuật bảo tồn thường sẽ tiềm ẩn nguy cơ tái phát rất cao. Bởi phẫu thuật chưa giải quyết triệt để nguyên nhân dẫn đến u nang buồng trứng. Ví dụ: Rối loạn nội tiết tố, suy giảm hệ miễn dịch…
Các biến chứng nào có thể xảy ra sau phẫu thuật u nang buồng trứng?
Chăm sóc sau khi phẫu thuật u nang buồng trứng
Để rút ngắn thời gian hồi phục và hạn chế biến chứng thì việc chăm sóc sau phẫu thuật cần được chú trọng. Dưới đây là một số lưu ý chăm sóc sau phẫu thuật u nang buồng trứng mà nhà thuốc muốn chia sẻ đến bạn đọc:
-
Sau phẫu thuật, người bệnh cần được theo dõi sát trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật để có thể kịp thời xử lý các vấn đề tai biến có thể gặp phải.
-
Vệ sinh vết mổ thường xuyên: Cần giữ cho vết mổ luôn khô giáo, hạn chế tác động đến vết mổ, thay băng và rửa vết thương thường xuyên. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
-
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất như: các loại trái cây, rau quả…Bạn nên chế biến thức ăn mềm, nhừ dễ tiêu hóa tránh gây ảnh hưởng đến vết mổ.
-
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học: Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, tránh thức khuya.
-
Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Bạn có thể bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, ngồi thiền…tránh vận động mạnh trong vài tuần đầu sau mổ.
-
Hạn chế sử dụng chất kích thích: Thuốc lá, rượu, bia…
-
Sau khi hồi phục cần đi khám định kỳ 4 - 6 tháng 1 lần hoặc khi phát hiện sớm các biểu hiện bất thường của cơ thể.
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh chủ đề phẫu thuật u nang buồng trứng mà Nhà thuốc muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng, những thông tin này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề này. Chúc bạn ngày mới vui vẻ. Đừng quên theo dõi trang website của Nhà Thuốc để cập nhật những kiến thức y khoa mới nhất nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp