Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khoảng 100 nghìn tỷ các loài vi khuẩn sinh sống trong cơ thể bạn và một lượng lớn trong số chúng tồn tại ở đường ruột. Những vi khuẩn này được gọi chung là hệ vi sinh vật đường ruột, đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khoẻ của con người.
Loạn khuẩn đường ruột nếu không được chẩn đoán và điều trị có thể gây biến chứng suy dinh dưỡng, loãng xương, sỏi thận,… Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung bài viết bên dưới.
Các cộng đồng vi sinh vật khác nhau sống khắp cơ thể con người như trên da, miệng, cơ quan sinh sản. Tuy nhiên, hầu hết vi sinh vật trong cơ thể đều nằm trong ruột. Số lượng lớn nhất được tìm thấy ở ruột non và ruột già.
Hệ vi sinh đường ruột có khoảng 100 nghìn tỷ (1014) vi sinh vật gồm:
Ngoài ra, hệ vi sinh đường ruột bao gồm cả lợi khuẩn và hại khuẩn. Trong ruột cơ thể con người có chứa khoảng 100.000 tỷ vi khuẩn gồm hơn 500 loài khác nhau, tạo thành một hệ cân bằng vi sinh đường ruột, trong đó có 85% là lợi khuẩn, 15% là hại khuẩn. Đôi khi, bệnh tật hoặc căng thẳng có thể thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn và tạo ra các vấn đề về tiêu hóa và các vấn đề khác.
Vai trò của hệ vi sinh đường ruột:
Mất cân bằng, rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột (Dysbiosis) là tình trạng giảm đa dạng vi sinh vật, giảm vi sinh vật có ích, phát triển quá mức của vi sinh vật có hại.
Hệ vi sinh vật mất cân bằng không thể bảo vệ cơ thể khỏi các vi sinh vật gây bệnh, gây viêm, sản xuất các chất độc di truyền hoặc chất chuyển hóa gây ung thư,...
Khác với di truyền của vật chủ (ổn định), hệ vi sinh vật là hệ động, thay đổi theo thời gian.
Thay đổi xảy ra lớn nhất ở giai đoạn sơ sinh, trẻ nhỏ. Những yếu tố ảnh hưởng có thể kể đến như:
Tuổi thai (sinh đủ tháng/sinh non), cách sinh (sinh thường/mổ)
Tuổi thai và cách được sinh ra trong quá khứ liên quan đến sức đề kháng bẩm sinh. Sức đề kháng của con người ảnh hưởng rất nhiều đến hệ vi khuẩn trong đường ruột. Hệ vi sinh có lợi chưa đủ sức để ngăn chặn những vi khuẩn có hại xâm nhập từ đường ăn uống hay hô hấp từ bên ngoài.
Loại thức ăn (sữa mẹ/sữa ngoài)
Nếu có thể, trẻ sẽ khỏe mạnh nếu mẹ cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Trong trường hợp bất khả kháng, mẹ có thể cho trẻ dùng sữa công thức. Khi pha sữa bột cho trẻ, cha mẹ cần chú ý pha theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất trên vỏ bao bì, không dùng sữa để quá 1 giờ đồng hồ. Bên cạnh đó, bình và núm cần được rửa, tiệt trùng sạch trước và sau khi sử dụng.
Đối với trẻ lớn hơn, bữa ăn cần đảm bảo cân đối 4 nhóm chất: Nhóm đạm, nhóm bột đường, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất. Các món ăn phải chế biến an toàn, nguyên liệu tươi sạch, đun sôi nấu chín kỹ.
Tình trạng căng thẳng, tâm lý
Tâm trạng, tâm lý ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của đường ruột. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên kết giữa hệ vi sinh vật đường ruột và não, thường được gọi là "trục não - ruột". Tình trạng căng thẳng, stress gây ra việc mất cân bằng hệ vi sinh vật, tạo thành vòng bệnh lý luẩn quẩn qua lại giữa rối loạn tiêu hóa - căng thẳng - biếng ăn - tâm lý ảnh hưởng - rối loạn tiêu hóa.
Việc sử dụng kháng sinh
Việc dùng thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt cả vi khuẩn gây bệnh lẫn vi khuẩn có lợi, do đó phá vỡ thế cân bằng vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh có sẵn hoặc mới xâm nhập, dẫn tới tình trạng tiêu chảy hoặc viêm ruột.
Mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột xảy ra khi có sự thay đổi về thành phần hoặc số lượng các vi sinh vật cộng sinh trong đường ruột làm giảm tỷ lệ lợi khuẩn, tăng tỷ lệ hại khuẩn. Những dấu hiệu thường gặp của tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể thấy như:
Ngoài ra, những hệ quả lâu dài mà chúng ta không thể thấy là:
Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ và độ ẩm tăng cao, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi khiến thức ăn sẽ dễ bị ôi thiu hơn bình thường. Thức ăn không được bảo quản tốt chính là nguyên nhân đầu tiên khiến nhiều người dễ bị rối loạn tiêu hóa trong mùa hè, mùa nắng nóng. Biểu hiện khi hệ tiêu hóa bị tấn công chính là nôn ói, tiêu chảy, viêm ruột, ngộ độc,... Trong đó, tiêu chảy do nhiễm khuẩn e.coli, lỵ trực khuẩn (Shigella) hoặc lỵ amip thường gặp với các triệu chứng điển hình như đau quặn bụng, tiêu chảy cấp, thậm chí nhiều trường hợp bị sốt, nôn, mất nước, điện giải, phân có máu,…
Ngoài ra, nguyên nhân thứ hai có thể kể đến là việc uống rượu bia. Việc uống nhiều rượu bia nhiều sẽ làm mất một lượng lớn men tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến hội chứng ruột kích thích.
Nếu các triệu chứng biểu hiện rầm rộ hoặc kéo dài 10 ngày thì sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như trụy mạch, hội chứng tan máu suy thận cấp tăng ure huyết, làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.
Công thức mạnh mẽ:
Hiệu quả vượt trội:
Bacillus Clausii đã được công nhận là an toàn và được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm sinh học, thường được sử dụng trong men vi sinh để phòng ngừa, điều trị và xây dựng hàng rào bảo vệ đường ruột. Ngoài ra, còn giúp phòng chống nhiễm khuẩn, điều trị tiêu chảy cấp hoặc mạn tính mà không gây tác dụng phụ.
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về hệ vi sinh đường ruột và những hệ quả liên quan khi hệ vi sinh đường ruột bị rối loạn. Hy vọng, bằng cách áp dụng các biện pháp phòng tránh, sử dụng chế phẩm sinh học tiên tiến, chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý, bạn đọc sẽ tìm được thông tin hữu ích để có thể nâng cao sức đề kháng của cơ thể nói chung và sức khỏe đường ruột nói riêng.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.