Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Phòng tránh điện giật cho trẻ như thế nào?

Ngày 04/06/2024
Kích thước chữ

Trẻ nhỏ nghịch ngợm là đối tượng rất dễ bị điện giật vì nhiều lý do khác nhau. Vậy, trẻ bị điện giật sẽ có dấu hiệu như thế nào và làm sao để phòng tránh điện giật cho trẻ một cách hiệu quả?

Trẻ nhỏ thường nghịch dây điện, đôi khi trẻ cắn, nhai thậm chí là nghịch, nhét các đồ vật vào ổ điện. Do đó, đã ghi nhận không ít trường hợp trẻ bị điện giật. Để hạn chế tối đa việc trẻ nhỏ bị điện giật thì việc nâng cao ý thức, phòng tránh điện giật cho trẻ là rất cần thiết. Mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây của Long Châu để biết cách phòng tránh điện giật cho trẻ nhỏ.

Dấu hiệu trẻ bị điện giật

Tình trạng điện giật xảy ra khi con người tiếp xúc với các nguồn điện, dòng điện đi qua cơ thể một cách trực tiếp. Cú sốc điện giật có thể gây ra rất nhiều biểu hiện từ khó chịu nhẹ cho tới thương tích nghiêm trọng, nguy hiểm nhất là tử vong tùy thuộc vào điện áp của dòng điện cũng như thời gian cơ thể tiếp xúc.

Trẻ nhỏ chính là đối tượng dễ bị điện giật nhất do chúng thường nghịch dây điện, ổ điện. Dòng điện đi qua cơ thể trẻ một cách trực tiếp có thể đốt cháy tất cả mô bên trong và bên ngoài, làm tổn thương nội tạng trẻ.

Nếu không may bị điện giật, có thể dễ dàng nhận thấy cơ thể sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như sau:

  • Trẻ mất ý thức.
  • Cơ bắp của trẻ bị co thắt.
  • Trẻ bị ngứa ran hoặc bị tê.
  • Trẻ cảm thấy khó thở.
  • Trẻ cũng có thể cảm thấy đau đầu.
  • Trẻ gặp các vấn đề về thính giác, thị lực.
  • Trẻ bị co giật.
  • Trẻ bị bỏng.
  • Nhịp tim trẻ không đều. Khi dòng điện cản trở hoạt động của tim, tim trẻ có thể ngừng đập.
  • Các cơ quan như tim, não, thận, cơ, mô, xương cũng như các dây thần kinh có thể bị tổn thương.

Không chỉ có thế, điện giật cũng có thể gây ra hội chứng chèn ép khoang. Hội chứng này xảy ra khi cơ thể bị tổn thương dẫn đến các chi bị sưng tấy, ảnh hưởng đến các động mạch, gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm hơn.

Rất có thể hội chứng chèn ép khoang không xuất hiện ngay sau cú sốc điện giật, do đó, bạn cần để ý đến cánh tay và chân của trẻ thật sát sao ngay sau khi trẻ bị điện giật.

Phòng tránh điện giật cho trẻ như thế nào?1
Trẻ bị điện giật sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như co giật, mất ý thức

Hậu quả do điện giật gây ra

Một số trường hợp trẻ bị điện giật nghiêm trọng sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe trẻ, cụ thể:

  • Vết bỏng do điện giật có thể để lại sẹo lồi vĩnh viễn gây mất thẩm mỹ.
  • Dòng điện đi qua mắt trẻ có thể gây đục thủy tinh thể.
  • Một số cú sốc điện giật gây ra cảm giác đau liên tục, ngứa ran, tê yếu các cơ do nội tạng bị đa chấn thương.
  • Dòng điện đi qua não có thể làm cho hệ thần kinh trung ương bị phá hủy, gây mất ý thức.
  • Thiếu máu và oxy lên não, điếc tai.
  • Ngừng hô hấp, vỡ các tế bào, bỏng da.
  • Suy thận, tắc vỡ mạch máu, co giật.
  • Tim ngừng đập, chảy máu dạ dày.
  • Rối loạn hệ miễn dịch.

Có thể thấy, các tổn thương do điện giật rất nghiêm trọng, do đó, điều quan trọng khi trẻ không may bị điện giật đó chính là tìm kiếm sự giúp đỡ và đưa trẻ đến bệnh viện, các cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Nếu như trẻ bị bỏng, các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch và băng bó vết bỏng lại cho trẻ, ngoài ra, trẻ cũng sẽ cần làm thêm một vài các xét nghiệm khác để biết được các nội tạng có bị tổn thương hay không. Trên thực tế, chỉ có các chuyên gia y tế mới có thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của tình trạng giật điện ở trẻ em. Mặc dù bên ngoài nhìn trẻ có vẻ bình thường, chỉ bị tổn thương nhẹ ngoài da nhưng thực chất bên trong có thể gặp nhiều những tổn thương khác nghiêm trọng hơn.

Phòng tránh điện giật cho trẻ như thế nào?2
Hậu quả do điện giật gây ra rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ

Cách phòng tránh điện giật cho trẻ

Để phòng tránh điện giật cho trẻ một cách tối ưu, phụ huynh cần chú ý:

  • Che chắn các ổ cắm bằng nắp đậy an toàn và nếu có thể hãy đặt đồ đạc nặng trước ổ điện.
  • Loại bỏ các vật dụng có dây điện sờn, cũ, rách.
  • Để dây điện tránh xa tầm với của trẻ.
  • Kiểm tra kỹ càng các ổ điện, đặc biệt là trong phòng tắm, nhà bếp và ngoài sân. Nên có thiết bị ngắt mạch hoạt động nhanh, được thiết kế để ngăn ngừa tình trạng điện giật ngẫu nhiên bằng cách ngắt nguồn.
  • Rút phích cắm của các thiết bị nếu không sử dụng đến.
  • Quan sát con thật kỹ khi con chơi ở các khu vực có nguy cơ tiềm ẩn gây giật điện.
  • Loại bỏ bất cứ thứ gì có thể phát ra tia điện, tia lửa, có mùi lạ hoặc có cảm giác nóng.
  • Đặt các thiết bị âm thanh, tivi sát tường để trẻ không thể nghịch dây điện.
  • Khi trẻ lớn hơn, hãy giải thích cho trẻ biết thế nào là nguy hiểm, những nguy cơ trẻ có thể phải đối mặt nếu như nghịch các thiết bị điện, ổ điện, máy biến áp.

Trong trường hợp phát hiện ra trẻ bị điện giật, bố mẹ hãy nhanh chóng ngắt nguồn điện trước khi chạm vào trẻ. Khi dòng điện đã tắt, hãy kiểm tra màu da, hơi thở và sự tỉnh táo của trẻ. Hạn chế di chuyển trẻ đồng thời hô hấp nhân tạo cho trẻ và gọi cấp cứu.

Phòng tránh điện giật cho trẻ như thế nào?3
Ghi nhớ một số lưu ý để phòng tránh điện giật cho trẻ

Điện giật ở trẻ nhỏ sẽ gây ra nhiều những biến chứng nghiêm trọng hơn bạn nghĩ. Do đó, hãy ghi nhớ một số thông tin bổ ích được đề cập trong bài viết để giúp trẻ phòng tránh tối đa tình trạng bị điện giật. Giúp con có một tuổi thơ phát triển khỏe mạnh, an toàn.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin