Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tiếp xúc không an toàn với nguồn điện có thể khiến chúng ta chịu những tổn thương nặng nề, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và sơ cứu đúng cách bằng các phương pháp hô hấp nhân tạo khi bị điện giật sẽ giúp cứu sống và giảm di chứng do điện giật.
Điện giật là tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, với bất cứ ai khi vô tình tiếp xúc với dòng điện. Nếu không sơ cứu kịp thời và đúng cách, người bị điện giật có thể gặp những hậu quả nặng nề. Nhiều trường hợp khi được phát hiện nạn nhân đã rơi vào tình trạng ngưng thở. Lúc này việc nắm rõ phương pháp sơ cứu hô hấp nhân tạo khi bị điện giật chính là “chìa khóa” giúp nạn nhân thoát khỏi cơn nguy kịch.
Bị điện giật là tình trạng cơ thể phản ứng với sự di chuyển của các dòng điện trong cơ thể khi tiếp xúc với nguồn điện không được bảo vệ. Dòng điện khi đi vào cơ thể sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng như bỏng, cụt tay chân, ngưng thở, ngưng tim,... Bên cạnh đó, nếu nạn nhân bị ngã ra sau khi điện giật từ vị trí cao còn có thể gặp các chấn thương nặng nề khác. Tùy từng trường hợp nạn nhân có thể tỉnh táo hoặc ngất đi sau đó diễn tiến sang suy hô hấp, suy tim. Mức độ nguy hiểm và tỷ lệ thương tật khi bị điện giật phụ thuộc vào các yếu tố như cường độ dòng điện, hiệu điện thế, vị trí và diện tích tiếp xúc với dòng điện.
Theo các chuyên gia, bị điện giật thường diễn ra bất ngờ và tác động nhanh nên việc sơ cứu nạn nhân cũng đòi hỏi phải kịp thời và đúng cách để đảm bảo an toàn cho nạn nhân và chính bản thân người sơ cứu. Bởi nếu sơ cứu sai cách, người bị điện giật có thể gặp nhiều di chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, các bước sơ cứu ban đầu là vô cùng quan trọng, nhất là trường hợp nạn nhân ngưng thở cần hô hấp nhân tạo khi bị điện giật.
Như đã đề cập ở trên, sơ cứu đúng cách khi gặp người bị điện giật là yếu tố quan trọng nhất. Để cứu nạn nhân khỏi nguy cơ tổn thương và tử vong do điện giật, người phát hiện cần nắm rõ các bước sơ cứu sau đây.
Ngay khi thấy nạn nhân bị điện giật, bạn cần nhanh chóng ngắt nguồn điện và đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có điện. Lưu ý, nên dùng cây gỗ khô, tấm ván khô hoặc đeo găng tay cao su trước khi thực hiện, tuyệt đối không dùng tay, gậy bằng kim loại hoặc dính nước vì có thể khiến bạn bị nhiễm điện.
Sau khi đã gỡ được nguồn điện tiếp xúc với nạn nhân, bạn cần đưa nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát, tránh khói bụi, khí độc và nơi có nhiệt độ cao.
Tiếp theo bạn nên quan sát và đánh giá tình trạng sức khỏe của nạn nhân qua 3 phương diện gồm:
Sau khi thực hiện những sơ cứu ban đầu, bạn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ đánh giá tổn thương và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Bị điện giật có thể do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan của mỗi chúng ta. Để giảm thiểu nguy cơ bị điện giật trong sinh hoạt và đời sống, mỗi gia đình, công sở cần tuân thủ những điều sau:
Ngưng hô hấp và tuần hoàn khi bị điện giật là tai nạn không phải hiếm gặp. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng nếu cấp cứu điện giật chậm trễ. Hy vọng những hướng dẫn cách hô hấp nhân tạo khi bị điện giật trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để thực hành sơ cứu đúng cách khi gặp người bị điện giật.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.