Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngoài việc điều trị sỏi thận, bạn cũng cần phải biết thêm về các quy tắc để phòng ngừa sỏi thận tái phát để căn bệnh này không thể quay lại trong cuộc sống của bạn.
Hiện nay, nền y học đang rất phát triển với rất nhiều phương pháp khác nhau để điều trị sỏi thận hiệu quả. Nhưng nếu không quan tâm, chú ý đến sức khoẻ sau khi điều trị thì sỏi thận sẽ rất dễ xuất hiện trở lại vì vậy việc phòng ngừa sỏi thận tái phát là rất quan trọng.
Để được chữa trị bệnh kịp thời, bệnh nhân nên đi khám ngay khi nhận thấy một trong các dấu hiệu thận có sỏi như: đau vùng bụng giữa xương sườn và hông, đau ở giữa lưng, tiểu buốt, tiểu ra máu, có mùi hôi hoặc tiểu ra sỏi.
Chẩn đoán và phát hiện ra sỏi sớm để quá trình điều trị sẽ dễ dàng hơn. Nếu sỏi nhỏ, có thể chỉ cần điều trị bằng phương pháp tăng cường uống nước để đào thải ra ngoài. Sỏi lớn có thể phải thực hiện phẫu thuật để lấy sỏi. Tuy nhiên, với nền khoa học tiên tiến hiện nay bạn sẽ còn một lựa chọn khác để chữa trị sỏi thận hiệu quả, an toàn và ít đau đớn mà không cần phải mổ đó là phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể.
Phương pháp này hoạt động theo nguyên lý dùng dòng sóng chấn động từ ngoài cơ thể tập trung vào vị trí của viên sỏi với một áp lực cao làm sỏi vỡ sau đó bài tiết ra ngoài cơ thể theo. Ngoài ra, sau khi điều trị, bạn cần tìm những phương phát phòng ngừa sỏi thận tái phát để bệnh không quay lại nữa.
Sau khi điều trị sỏi thận, cách dễ nhất để phòng ngừa sỏi thận tái phát là uống nhiều nước. Đây là phương pháp phòng ngừa sỏi thận khá hiệu quả, an toàn và đơn giản nhất. Mùa hè khí hậu nóng nực, người dễ đổ mồ hôi, nước tiểu cô đặc lại và dễ tạo sỏi cần nên uống bổ sung nước để nước tiểu loãng ra. Mỗi ngày bạn cần uống khoảng từ 2,5 – 3 lít nước lọc hoặc ăn uống cho sao lượng nước đủ với yêu cầu trong 1 ngày.
Bên cạnh đó, tránh thực phẩm có chứa nhiều oxalat là những loại thực phẩm nằm trong danh sách người bị sỏi thận không nên ăn gì: trà đen, bia đen, sôcôla, đậu nành, mận, đậu phộng, cà rốt, củ cải, táo, dừa, đào, hành tây... Ngoài ra cũng không ăn mặn, ăn nhiều thịt, hạn chế thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật. Vì thực phẩm chứa nhiều muối và đạm sẽ làm cho độ pH nước tiểu giảm, kích thích bài tiết ra nhiều chất calcium và cystine, gây ra sỏi. Ngoài ra chúng còn làm cho giảm bài tiết chất citrat, là chất giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi.
Sau khi điều trị sỏi thận, bạn cần uống nhiều nước cam, chanh tươi để phòng ngừa sỏi thận tái phát. Hai loại thức uống này có chứa nhiều vitamin có tác dụng chống hình thành sỏi trong cơ thể.
Bạn cũng nên ăn nhiều rau tươi vì chất xơ của rau sẽ giúp tiêu hoá nhanh, hạn chế ứ đọng trong ruột. Ngoài ra, chất kiềm được tạo ra bởi rau tươi sẽ giúp nâng cao sự bài tiết chất citrat phòng ngừa sỏi thận tái phát.
Đặc biệt, ăn các thực phẩm sở hữu chứa chất calcium như: sữa tươi có hàm lượng calcium cao. Mỗi ngày có thể uống khoảng ba ly sữa tươi hoặc một số lượng tương đương các sản phẩm làm từ sữa như bơ, phômai... không nên kiêng cữ quá mức các thực phẩm này vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong quá trình hấp thụ calcium, làm cho cơ thể tái hấp thụ chất oxalat từ ruột và hình thành sỏi thận.
Người ta tin rằng lượng calcium hấp thụ vào khoảng 800 – 1.300mg mỗi ngày sẽ giúp làm giảm sự bài tiết chất oxalat trong nước tiểu. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, chỉ với chất calcium có trong thực phẩm mới có giá trị, các loại thuốc chứa calcium không có nhiều tác dụng trong việc hạn chế sự tạo thành sỏi thận.
Bệnh sỏi thận có nguy hiểm không? Ngoài việc áp dụng đúng chế độ ăn uống theo những quy tắc nêu trên thì chế độ sinh hoạt cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh sỏi thận tái phát.
Bạn nên thường xuyên tập thể dục đều đặn hàng ngày vào buổi sáng, giúp loại bỏ các chất dư thừa ra khỏi cơ thể như natri. Và giúp chuyển hoá canxi vào trong xương giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Bạn cũng nên lưu ý không nên vận động, làm việc quá sức và không nên thức khuya mà thay vào đó là một chế độ sinh hoạt hợp lý.
Vì mỗi ngày bạn phải cung cấp cho cơ thể từ 2-3 lít nước để đảm bảo các hoạt động sống diễn ra bình thường đồng thời ngăn ngừa hình thành sỏi tiết niệu, nên nếu sử dụng nguồn nước không được đảm bảo sẽ dẫn đến việc tái phát bệnh, ví dụ như:
Trên đây là những lưu ý trong việc phòng ngừa sỏi thận tái phát mà các bạn cần tuân thủ theo. Nếu sỏi tái phát trở lại sẽ khá khó khăn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thận và dễ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng: viêm thận cấp, suy thận, thận ứ mủ,…
Bảo Hân
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.