Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Phương pháp Steiner là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp giáo dục Steiner

Ngày 30/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thông thường, các bậc phụ huynh đang có con ở độ tuổi mầm non rất quan tâm và tìm hiểu các phương pháp giáo dục tốt cho trẻ. Hiện nay, phương pháp Steiner được khá nhiều trung tâm giáo dục đánh giá cao. Vậy phương pháp giáo dục này là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Phương pháp Steiner được biết đến là một trong các phương pháp giáo dục nổi tiếng trên nhiều quốc gia. Đối với trẻ mầm non, phương pháp này giúp bé tự do thể hiện bản thân và sự sáng tạo trong quá trình học tập. Từ đó tạo điều kiện cho trẻ có thể phát triển và tự chủ trong học tập.

Phương pháp Steiner là gì?

Phương pháp Steiner còn được biết đến với tên gọi là phương pháp Waldorf, được sáng lập bởi Rudolf Steiner, một triết gia người Áo. Phương pháp này thường được áp dụng trong giáo dục mầm non và cấp tiểu học. Phương pháp Steiner tập trung vào việc hình thành sự phát triển toàn diện của học sinh với nhiều khía cạnh tinh thần, thể chất và trí não.

Phương pháp Steiner là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp giáo dục Steiner 1
Phương pháp giáo dục Steiner giúp trẻ phát triển cả về thể chất và não bộ

Đồng thời, phương pháp Steiner là sự kết hợp giữa giáo dục và nghệ thuật, khuyến khích trẻ sử dụng năng khiếu âm nhạc và nghệ thuật vào sự sáng tạo và tư duy của học sinh. Ngoài ra, phương pháp này cũng chú trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, không phân biệt học sinh theo khả năng hoặc thành tích. Vì thế nên, phương pháp giáo dục Steiner đã được triển khai rộng rãi tại các trường mầm non trên toàn thế giới.

Lợi ích của phương pháp Steiner

Phương pháp giáo dục Steiner được công nhận mang lại nhiều lợi ích cho quá trình học tập của trẻ. Đặc biệt, phương pháp này giúp trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức và kích thích sự tưởng tượng và sáng tạo của trẻ hiệu quả.

Việc kết hợp giữa học, chơi và trải nghiệm thực tế giúp trẻ học hỏi các vấn đề trong cuộc sống một cách tự nhiên và hiệu quả. Đây là cơ sở quan trọng giúp hình thành sự phát triển toàn diện của trẻ mầm non.

Phương pháp Steiner là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp giáo dục Steiner 2
Phương pháp giáo dục Steiner giúp trẻ tự do thể hiện sự sáng tạo

Ưu và nhược điểm phương pháp Steiner

Không ngẫu nhiên mà phương pháp Steiner đã trở thành một trong những phương pháp giáo dục phổ biến cho trẻ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Phương pháp này được đánh giá cao với nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng, Steiner cũng có một số hạn chế. Sau đây hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu những ưu nhược điểm của phương pháp giáo dục này.

Ưu điểm

Một trong những ưu điểm nổi trội của phương pháp Steiner là khả năng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ, tư duy và tình cảm của trẻ hiệu quả. Phương pháp này tập trung đặc biệt vào việc nuôi dưỡng sự phát triển trí não, khuyến khích sở thích và tăng cường khả năng sáng tạo của trẻ.

Phương pháp Steiner là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp giáo dục Steiner 3
Vui chơi và trải nghiệm là yếu tố để phát triển các kỹ năng của trẻ

Vì thế nên, các trường mầm non áp dụng phương pháp Steiner thường chú trọng vào ba yếu tố chính là ý chí, suy nghĩ và cảm xúc. Bởi điều này tạo ra môi trường phát triển gần gũi, thân thiện và an toàn cho trẻ.

Tại các lớp học Steiner, trẻ được khuyến khích thể hiện sự sáng tạo và mơ mộng trong một không gian ngập tràn màu sắc cổ tích. Việc này giúp trẻ tự do khám phá thiên nhiên và tương tác với bạn bè qua các hoạt động. Nhờ vào đó, trẻ có thể phát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xã hội của toàn diện.

Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm, phương pháp giáo dục Steiner vẫn không tránh khỏi một số hạn chế. Theo đánh giá của các chuyên gia giáo dục, một trong những hạn chế của phương pháp này là tạo ra một môi trường quá thoải mái cho trẻ. Mặc dù môi trường này có thể giúp trẻ phát triển tình yêu và trách nhiệm, nhưng cũng có thể khiến trẻ thiếu tính kỷ luật.

Nên áp dụng phương pháp Steiner khi nào?

Phương pháp Steiner thường được khuyến khích áp dụng cho trẻ từ những năm đầu đời cho đến khi chưa đầy 7 tuổi. Theo nghiên cứu khoa học, giai đoạn này là thời kỳ vàng phát triển kiến thức của trẻ, bởi do não bộ của trẻ đang phát triển và dễ dàng tiếp thu thông tin. Vì thế nên, bố mẹ nên tận dụng thời kỳ quý báu này để giúp con phát triển tiềm năng.

Đặc điểm của phương pháp Steiner

Vui chơi là chủ yếu

Trong phương pháp giáo dục Steiner, trong 7 năm đầu đời của trẻ, hoạt động chính là thích nghi, phát triển cơ thể và khám phá thế giới xung quanh. Đây là giai đoạn lý tưởng để trẻ khám phá và phát triển tiềm năng của bản thân.

Trong thời gian này, bố mẹ không nên áp đặt việc học hành một cách gò bó cho trẻ. Thay vào đó, phụ huynh nên tạo ra môi trường tự nhiên và không gian an toàn để con phát triển trí tưởng tượng, khám phá và tự học.

Phương pháp này cũng nhấn mạnh việc hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ như điện thoại, máy tính bảng, tivi,... Bởi ánh sáng xanh từ cách thiết bị này sẽ gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học của trẻ, suy giảm chất lượng giấc ngủ và cản trở sự phát triển của não bộ của trẻ. 

Thực hiện lặp lại

Trong phương pháp giáo dục Steiner, việc lặp đi lặp lại các hoạt động cần nên được thực hiện. Bởi do là trong giai đoạn đầu đời, trẻ tiếp thu thông tin rất nhanh chóng. Tuy nhiên, để những kiến thức và kỹ năng này được ghi nhớ sâu trong tiềm thức, việc nhắc đi nhắc lại cho trẻ là rất cần thiết. Điều này giúp trẻ hiểu rõ hơn, có khả năng dự đoán các hoạt động và phát triển kỹ năng sống cho trẻ.

Tuy nhiên, việc nhắc đi nhắc lại cần được thực hiện một cách khéo léo và khoa học. Bố mẹ có thể thay đổi thứ tự các hoạt động để trẻ không cảm thấy nhàm chán. Điều này giúp tạo ra sự đa dạng và hứng thú trong quá trình học tập của trẻ.

Giáo viên là tấm gương cho trẻ

Hiện nay, nhiều trường mầm non đã áp dụng phương pháp Steiner. Các giáo viên không chỉ đơn thuần là người dạy học mà còn là tấm gương mẫu mực cho trẻ noi theo. Trẻ sẽ học hỏi thông qua việc quan sát hành động của giáo viên như nấu ăn, gấp quần áo, dọn dẹp và cố gắng bắt chước. 

Vì vậy, giáo viên và phụ huynh cần chú ý đến hành động và cách cư xử của mình, bởi những hoạt động này có ảnh hưởng rất lớn đến việc học hỏi và phát triển của trẻ.

Phương pháp Steiner là gì? Ưu nhược điểm của phương pháp giáo dục Steiner 4
Phụ huynh và giáo viên là tấm gương để trẻ noi theo trong các hành động

Bài viết này là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về phương pháp Steiner giáo dục cho trẻ. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm nhiều thông tin cần thiết trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ hiệu quả. Bởi phương pháp học tập hiệu quả sẽ giúp trẻ phát triển thể chất, não bộ và những kỹ năng có thể áp dụng được trong xã hội. Đồng thời, đừng quên thường xuyên theo dõi Long Châu để học hỏi nhiều kiến thức sức khỏe nhé!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm