Long Châu

Ánh sáng xanh có tác hại gì? Cách phòng ngừa và bảo vệ mắt

Ngày 07/02/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ánh sáng xanh là một phần của quang phổ năng lượng điện từ tự nhiên. Hàng ngày con người tiếp xúc với một lượng lớn ánh sáng xanh từ mặt trời, các thiết bị điện tử và đèn LED. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn chưa biết ánh sáng xanh là gì và gây hại cho sức khoẻ mắt như thế nào?

Cuộc sống hiện đại khiến đôi việc mắt tiếp xúc nhiều hơn với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính,… Đây là nguồn sáng có hại, ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực không chỉ gây khô, nhức mỏi, nhìn mờ mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh về mắt, điển hình là bệnh thoái hóa điểm vàng, căn bệnh có nguy cơ dẫn đến mù lòa cao.

Ánh sáng xanh là gì?

Ánh sáng xanh là một phần của quang phổ năng lượng điện từ tự nhiên. Mỗi màu trong quang phổ ánh sáng có bước sóng và mức năng lượng khác nhau. Hầu hết các sóng không thể nhìn thấy trừ ánh sáng khả kiến. Sóng ánh sáng nhìn thấy được ​​có bước sóng từ 380 nm (ánh sáng tím) đến 700 nm (ánh sáng đỏ). Sóng càng dài thì càng ít năng lượng. Ngược lại, sóng của tia cực tím (UV) có bước sóng ngắn nhất nhưng lại có năng lượng mạnh nhất. 

Một số nghiên cứu đã cho thấy mối liên kết giữa ánh sáng xanh có bước sóng từ 415 - 455 nm với tổn thương mắt. Và hầu hết ánh sáng từ đèn LED, điện thoại, tivi và máy tính đều có bước sóng từ 400 - 490 nm. 

Mặt trời, đèn huỳnh quang và đèn sợi đốt đều phát ra ánh sáng xanh. Ngày nay, con người tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều hơn bao giờ hết do việc sử dụng rộng rãi các thiết bị công nghệ đi-ốt phát quang (LED). Màn hình máy tính, tivi, điện thoại đều sử dụng công nghệ LED với hiệu suất ánh sáng xanh cao.

Ánh sáng xanh có tác hại gì? Cách phòng ngừa và bảo vệ mắt 1 Ngày nay, con người tiếp xúc với ánh sáng xanh nhiều hơn bao giờ hết vì sử dụng nhiều các thiết bị điện tử

Ánh sáng xanh có tác hại gì?

Gây hại cho mắt

Mắt được trang bị cấu trúc bảo vệ mắt khỏi một số loại ánh sáng. Ví dụ, giác mạc và thủy tinh thể bảo vệ võng mạc nhạy cảm với ánh sáng khỏi tác hại của tia UV. Tuy nhiên, cấu trúc này không bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh

Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử trong thời gian dài mỗi ngày và khoảng cách gần gây mỏi mắt, cay mắt và mờ mắt. Ngoài ra, nhức đầu, khô mắt và đau cơ mặt do nheo mắt cũng thường xảy ra. Nguyên nhân là khi sử dụng thiết bị điện tử mắt có xu hướng ít chớp hơn, đồng nghĩa với giảm độ ẩm và gây áp lực lên mắt nhiều hơn.

  • Ánh sáng xanh cũng có thể làm hỏng võng mạc. Điều này được gọi là nhiễm độc ánh sáng. Mức độ tổn thương phụ thuộc vào bước sóng và thời gian tiếp xúc;
  • Ánh sáng xanh có thể gây ra các vấn đề về thị lực vĩnh viễn. Hầu như tất cả ánh sáng xanh đi trực tiếp vào mặt sau của võng mạc. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng xanh kích hoạt giải phóng các phân tử độc hại trong tế bào cảm quang, làm tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng (AMD), một bệnh về võng mạc. Những người bị AMD vẫn có thể nhìn thấy mọi thứ ở ngoại vi, nhưng mất khả năng nhìn thấy trung tâm tầm nhìn, các chi tiết và vật thể ở trung tâm trở nên mờ và không thể nhìn thấy theo thời gian.
Ánh sáng xanh có tác hại gì? Cách phòng ngừa và bảo vệ mắt 2 Việc tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài mỗi ngày gây mỏi mắt, cay mắt và mờ mắt

Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Tiếp xúc với ánh sáng xanh trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư. Một nghiên cứu cho thấy những người làm việc ca đêm với máy tính có nguy cơ mắc ung thư vú, tuyến tiền liệt và đại trực tràng cao hơn. 

Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Mắt tiếp xúc nhiều với ánh sáng xanh vào ban đêm có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm. Nhưng vào ban ngày, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh có thể mang lại tác dụng tích cực, đó là lý do tại sao ánh sáng xanh được sử dụng để điều trị chứng rối loạn cảm xúc theo mùa, còn được gọi là SAD. Đó là một dạng trầm cảm liên quan đến sự thay đổi cảm xúc theo mùa. Nghiên cứu cho thấy khi tiếp xúc với ánh sáng xanh khoảng 20 phút vào buổi sáng giúp giảm các triệu chứng SAD.

Cách hạn chế tại hại từ ánh sáng xanh

Sau khi biết tác hại của ánh sáng xanh như thế nào thì bạn phải bảo vệ đôi mắt của mình như sau. 

  • Khi sử dụng thiết bị phát ánh sáng xanh, hãy dừng lại sau mỗi 20 phút để tập trung nhìn vào các vật cách khoảng 20 feet (0.6 m) trong 20 giây trước khi tiếp tục sử dụng thiết bị;
  • Thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo và máy tạo độ ẩm trong phòng là những cách tốt để giúp mắt không bị quá khô và khó chịu khi sử dụng các thiết bị phát ra ánh sáng xanh;
  • Nheo mắt trước màn hình máy tính trong thời gian dài không tốt cho sức khỏe mắt. Nếu bạn đeo kính để điều chỉnh thị lực, hãy đảm bảo khoảng cách giữa mắt và màn hình, lý tưởng nhất là cách một cánh tay;
  • Để giảm nguy cơ mỏi mắt và rối loạn giấc ngủ, bạn có thể đặt màn hình ở chế độ "ban đêm" với tông màu ấm hơn. Bạn cũng có thể mua màn hình lọc ánh sáng xanh nếu bạn làm việc nhiều vào ban đêm. Bộ lọc có thể làm giảm độ chói trên màn hình máy tính. Nghiên cứu cho thấy màn hình lọc có thể chặn 30 - 60% ánh sáng xanh, mặc dù không rõ hiệu quả với việc duy trì giấc ngủ cho những người thường xuyên phải sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ hay không.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe mắt. Các loại vitamin tốt cho mắt như vitamin A, E, C, B6, B12, B9 thường có trong trái cây như cam, quýt, đu đủ, cà rốt, củ cải đường, rau lá xanh,... 
  • Tiến hành khám mắt định kỳ 2 lần/năm để kiểm tra sức khỏe của mắt cũng như phát hiện kịp thời các vấn đề và bệnh về mắt nếu có.
Ánh sáng xanh có tác hại gì? Cách phòng ngừa và bảo vệ mắt 3 Sử dụng thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo và máy tạo độ ẩm để mắt không bị khô 

Tóm lại, ánh sáng xanh là một phần của quang phổ năng lượng điện từ tự nhiên, có bước sóng và mức năng lượng khác nhau nên vừa có lợi và cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Do đó, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh phải được cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro để đảm bảo sức khỏe mắt.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Vinmec

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Sức khỏe