Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ/
  4. Kiến thức y khoa

Purine là gì? Có mối liên hệ gì với bệnh gút?

Ngày 01/08/2024
Kích thước chữ

Purine là gì? Purine là một hợp chất hóa học được tìm thấy trong nhiều loại đồ uống và thực phẩm hiện nay. Sau khi Purine được cơ thể hấp thụ thì sẽ chuyển hóa thành axit uric rồi được thận lọc và đào thải ra khỏi cơ thể.

Chi tiết về chất Purine là gì và chất này có liên hệ gì với bệnh gút là những câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm. Vậy để hiểu hơn về hợp chất Purine, vai trò của hợp chất này và giải đáp các câu hỏi ở trên thì hãy cùng đọc ngay phần dưới đây nhé!

Purine là gì?

Purine là một hợp chất hóa học được tìm thấy ở trong các loại thực phẩm, đồ uống mà chúng ta ăn uống hàng ngày như thịt đỏ, hải sản, đồ uống có cồn. Khi vào cơ thể và được hấp thụ, Purine sẽ chuyển hóa thành axit uric. Tiếp đó, axit uric sẽ được thận lọc rồi đào thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu thành phần này tích tụ quá nhiều thì có thể dẫn đến dư thừa và gây ra sự hình thành của các tinh thể có hại ở một hoặc nhiều khớp.

Cấu trúc của Purine có 9 nguyên tử với 2 vòng đó là: Pyrimidine 6 cạnh và imidazole 5 cạnh hợp nhất với nhau. Trong đó, 4 nguyên tử nitơ có mặt ở các vị trí 1,3,7,9. Việc đánh số Purine thường bắt đầu với nitơ đầu tiên của vòng 6 cạnh, sau đó tiếp tục theo chiều ngược kim đồng hồ, còn vòng imidazole thì ngược lại.

Purine là gì? Có mối liên hệ gì với bệnh gút? 1
Cấu trúc của Purine có 9 nguyên tử với 2 vòng là pyrimidine 6 cạnh và imidazole 5 cạnh hợp nhất với nhau

Bên cạnh đó, các Purine quan trọng khác gồm có: Hypoxanthine, xanthine, theobromine, caffeine, axit uric và isoguanine. Các bazơ Purine kết nối với carbon-1’ của pentose thông qua nguyên tử nitơ thứ 9 để từ đó tạo thành nucleoside.

Phân loại Purine

Purin là các phân tử mà được hình thành từ những nguyên tử cacbon và nitơ, chúng được tìm thấy ở trong DNA và RNA của tế bào. Trong cơ thể con người, Purine được phân loại thành:

  • Purine nội sinh: Khoảng 2/3 Purine trong cơ thể chúng ta là Purine nội sinh. Loại này được sản xuất bởi chính cơ thể con người và thường được tìm thấy bên trong tế bào.
  • Purine ngoại sinh: Loại Purine này đi vào cơ thể thông qua đường thức ăn và được chuyển hóa như một phần của quá trình tiêu hóa. Khi cả hai loại Purine là nội sinh và ngoại sinh đều được xử lý thì sẽ tạo nên axit uric, trong đó khoảng 10% là được bài tiết ra ngoài và 90% là được tái hấp thu.

Vai trò của Purine

Một Purine là một dị vòng thơm gồm có carbon và nitơ. Các bazơ Purine là adenine và guanine sẽ có vai trò tham gia vào quá trình hình thành nên DNA và RNA. Đồng thời, hợp chất này cũng là thành phần của những phân tử sinh học quan trọng, đơn cử như: ATP, GTP, AMP vòng, NADH và coenzyme A.

Purine là gì? Có mối liên hệ gì với bệnh gút? 2
Purine cũng là thành phần của những phân tử sinh học quan trọng

Ngoài ra, hợp chất này còn có vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể như:

  • Hợp chất này đóng vai trò là tín hiệu trao đổi chất, cung cấp năng lượng và kiểm soát sự phát triển của tế bào.
  • Purine đóng vai trò là một phần của coenzyme thiết yếu, nó tham gia vào quá trình vận chuyển đường, hỗ trợ phản ứng phosphoryl hóa xảy ra thuận lợi.
  • Trong hệ thống thần kinh trung ương thì một số Purine cũng có vai trò rất chuyên biệt, không chỉ trong tế bào thần kinh mà còn trong cả các tế bào thần kinh đệm.

Tìm hiểu về mối liên hệ giữa hợp chất Purine và bệnh gút

Thông thường, khi cơ thể chuyển hóa Purine sẽ tạo ra axit uric trong máu. Trên thực tế thì hợp chất này không hoàn toàn có hại bởi ở một số môi trường nhất định thì nó vẫn hoạt động tương tự như chất chống oxy hóa. Đa phần axit uric sẽ được thận lọc và đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu hoặc đường đại tiện.

Mặc dù vậy thì khi nồng độ hợp chất trong máu quá cao hay còn được gọi là hiện tượng tăng axit uric trong máu thì vẫn có thể dẫn đến bệnh gút. Cụ thể hơn, khi lượng axit uric dư thừa thì có nguy cơ gây lắng đọng lại ở các khớp. Theo đó thì chúng sẽ tiến triển thành tinh thể urat. Việc này khiến cho các khớp bị kích ứng và thúc đẩy phản ứng của hệ thống miễn dịch gây ra viêm. Các triệu chứng rõ rệt khi bị tình trạng này đó là sưng đỏ, nóng khớp, đau và có các cơn gút cấp hay gút bùng phát.

Một số nguyên nhân làm cho quá trình rối loạn chuyển hóa Purine khiến nồng độ axit uric tăng lên cao đó là:

  • Chức năng lọc của thận gặp vấn đề và khiến cho quá trình đào thải axit uric ra khỏi máu bị giảm đi.
  • Cơ thể tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa hàm lượng Purine cao.
  • Cơ thể chúng ta sản xuất quá nhiều axit uric.

Theo ước tính thì có khoảng 4% trong tổng số 21% trường hợp bị tăng axit uric trong máu được kết luận là mắc bệnh gút. Qua đây cho thấy rằng, chất Purine chỉ là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của căn bệnh này. 

Purine là gì? Có mối liên hệ gì với bệnh gút? 3
 Purine là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của căn bệnh gút

Để đưa ra kết luận chính xác về căn bệnh này thì bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh đi đo hàm lượng axit uric trong máu và nước tiểu. Phép đo được biểu thị bằng miligam axit uric trên mỗi delicit máu (mg/dL). Kết quả vượt qua các chỉ số dưới đây thì sẽ đồng nghĩa với việc mắc bệnh gút:

  • Nam giới: 7,0 mg/dL.
  • Nữ giới: 6,0 mg/dL.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hợp chất Purine là gì và nó có liên hệ gì với bệnh gút. Hợp chất Purine đóng nhiều vai trò trong cơ thể chúng ta, tuy nhiên, nếu nạp quá nhiều thực phẩm có chứa Purine thì cũng là yếu tố nguy cơ gây ra hoặc thúc đẩy bệnh gút. Do vậy, trong thực đơn ăn uống mỗi ngày, bạn hãy lưu ý chỉ nạp vừa đủ các thực phẩm có chứa chất này thôi nhé! 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin