Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Gout cấp tính

Gout cấp tính là gì? Những vấn đề cần biết về gout cấp tính

Thạc sĩ - Bác sĩTrần Thị Mỹ Linh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.

Xem thêm thông tin

Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây đau nhiều cho người mắc bệnh. Khi cơ thể bạn dư thừa axit uric, các tinh thể này lắng đọng bên trong các khớp hình thành có nốt trắng cứng. Các triệu chứng như sưng, nóng đỏ và đau nhiều xuất hiện trong các đợt bùng phát được là cơn gout cấp. Điều trị bệnh thường là sự kết hợp giữa giảm bớt triệu chứng sưng đau và thay đổi chế độ ăn uống nhằm giảm các đợt tái phát trong tương lai.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung gout cấp tính

Gout cấp tính là gì?

Bệnh gout (gút) xảy ra khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao dẫn đến kết tủa các tinh thể monosodium urat trong và xung quanh khớp gây viêm khớp cấp tính hoặc mạn tính tái phát. Bệnh gout cấp thường bao gồm các cơn gout cấp xảy ra ở một khớp và hay gặp ở khớp bàn ngón chân 1, sau các bữa ăn thịnh soạn hoặc uống rượu bia. Sau khoảng thời gian này, cơn đau sẽ giảm dần và khớp sẽ trở lại trạng thái bình thường. Hầu hết những người mắc bệnh gout sẽ phải đối mặt với các cơn tấn công tiếp theo. Viêm khớp do gút cấp thường bắt đầu với đau đột ngột (thường là về đêm). Khớp bàn ngón chân của ngón chân cái là thường gặp nhất (khớp bàn ngón chân cái), ngoài ra mu bàn chân, mắt cá chân, gối, cổ tay và khuỷu tay là các vị trí thường gặp. Ít gặp hơn là khớp háng, khớp vai, khớp cùng chậu, khớp ức đòn, hoặc các khớp cột sống cổ.

Bệnh gout thường tấn công khớp bàn ngón chân cái ở chân, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến những khớp khác, bao gồm:

  • Đầu gối;
  • Mắt cá chân;
  • Bàn chân;
  • Bàn tay và cổ tay;
  • Khuỷu tay.

Triệu chứng gout cấp tính

Những dấu hiệu và triệu chứng của gout cấp tính

Các cơn gout cấp thường xảy ra đột ngột buổi đêm. Khi cơn gout cấp tính xuất hiện, các triệu chứng toàn thân hay tại khớp bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Đau nhức dữ dội: Cơn đau có thể trầm trọng nhất trong vòng 4 đến 12 giờ đầu sau khi bắt đầu.
  • Các khớp sưng, nóng đỏ: Da phía ngoài có thể trở nên căng, nóng, bóng và đỏ hoặc hơi tím. Các cơn gout đầu tiên thường chỉ ảnh hưởng đến một khớp và chỉ kéo dài vài ngày. Các cơn gout về sau có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp cùng lúc hoặc tuần tự và kéo dài đến trên 3 tuần nếu không được điều trị. Các cơn tiếp theo phát triển tăng dần xen kẽ những đợt không triệu chứng ngắn. Cuối cùng, nhiều đợt gout có thể xảy ra mỗi năm. Nếu không điều trị bệnh nhân có thể bị viêm khớp biến dạng mạn tính do bệnh gút có hạt do lắng đọng urat liên tục.
  • Hạt tophi: Các hạt tophi có thể sờ thấy xuất hiện ở những bệnh nhân bị bệnh gút (thường gặp là các cơn gout cấp trên bệnh nhân gout mạn tái phát thường xuyên) và hiếm gặp ở bệnh nhân mới bị gout cấp. Chúng thường có màu vàng hoặc trắng, dạng nhú hoặc hạt, đơn độc hoặc nhiều hạt. Chúng có thể xuất hiện ở các vị trí khác nhau, thường là các ngón tay, bàn tay, bàn chân, và xung quanh gân mỏm khuỷu hoặc gân Achille. Hạt tophi có thể vỡ qua da, chảy ra ngoài các tinh thể urat trắng như vữa. Hạt tophi trong và quanh khớp có thể gây ra biến dạng khớp và thoái hóa khớp thứ phát.
  • Hạn chế vận động: Khi bệnh gout tiến triển, bạn có thể không thể cử động khớp bình thường.
  • Sốt, nhịp tim nhanh, ớn lạnh và mệt mỏi đôi khi xảy ra.
Gout cấp tính là gì? Những vấn đề cần biết về gout cấp tính 4
Hạt tophi là dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm khớp gout

Tác động của gout cấp tính đối với sức khỏe

Các cơn gout cấp ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người mắc bởi trình trạng viêm khớp nặng nề dẫn đến đau đớn, mất ngủ, mất khả năng sinh hoạt bình thường của người mắc bệnh.

Biến chứng có thể gặp khi mắc gout cấp tính

Các biến chứng của bệnh gout là viêm khớp dẫn đến biến dạng khớp, dính khớp, đau, hạn chế khả năng vận động. Những người mắc bệnh gout có thể phát triển các tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Sỏi thận: Tinh thể urat có thể tích tụ trong đường tiết niệu của người bị bệnh gout và gây sỏi thận (sỏi tiết niệu với các sỏi axit uric hoặc sỏi canxi oxalat). Thuốc có thể giúp giảm nguy cơ sỏi thận ở những bệnh nhân mắc gout.
  • Tắc nghẽn thận và nhiễm trùng, với bệnh ống thận kẽ thứ phát. Rối loạn chức năng thận tiến triển không được điều trị, hầu hết liên quan đến bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc một số nguyên nhân khác của bệnh thận, làm giảm bài tiết urat, dẫn đến làm tăng sự lắng đọng tinh thể trong các mô.
  • Bệnh tim mạch, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu và hội chứng chuyển hóa rối loạn lipid máu thường gặp ở bệnh nhân gút.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn bị đau đột ngột và dữ dội ở khớp, kèm có sự lắng đọng các tinh thể màu trắng thì đó nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh gout. Bệnh gout không được điều trị có thể dẫn đến đau nặng hơn và tổn thương khớp. Hãy đến gặp các bác sĩ để được điều trị ngay.

Nguyên nhân gout cấp tính

Nguyên nhân dẫn đến gout cấp tính

Sự tích tụ axit uric dư thừa trong cơ thể sẽ gây ra bệnh gout. Cơ thể chúng ta tạo ra axit uric một cách tự nhiên trong quá trình phân hủy các purin có trong một số loại thực phẩm và đồ uống. Thận là nơi lọc axit uric ra khỏi máu và thải ra ngoài qua nước tiểu. Khi cơ thể bạn tạo ra quá nhiều axit uric vượt khả năng thải của thận hoặc thận giảm chức năng lọc (suy thận mạn) nên không loại bỏ nó khỏi máu đủ nhanh.

Khi nồng độ axit uric cao trong máu, các tinh thể axit uric có thể tích tụ và lắng đọng vào khớp của bạn. Các tinh thể sắc nhọn kết tụ lại với nhau và gây ra các cơn đau và các triệu chứng khác trong cơn gout cấp. Nồng độ axit uric cao tạm thời không có nghĩa là bạn chắc chắn sẽ phát triển bệnh gout. Nhiều người bị tăng axit uric máu nhưng không mắc bệnh gout.

Gout cấp tính là gì? Những vấn đề cần biết về gout cấp tính 5
Sự tích tụ axit uric dư thừa trong cơ thể là nguyên nhân gây ra bệnh gout

Ăn hoặc uống thực phẩm chứa nhiều purin có nhiều khả năng dẫn đến nồng độ axit uric cao trong cơ thể gây ra bệnh gút, bao gồm:

  • Đồ uống có đường và đồ ngọt: Đường phân hủy thành axit uric. Bất kỳ thực phẩm hoặc đồ uống nào có hàm lượng đường cao đều có thể gây ra bệnh gout. Các thực phẩm đóng gói và đồ ăn nhẹ đã qua chế biến có thể có hàm lượng đường fructose cao.
  • Rượu: Rượu bia cũng là một trong những loại thực phẩm chứa purin ngoài ra rượu sẽ làm giảm khả năng đào thải acid uric do cơ thể đang ưu tiên đào thải cồn dẫn đến nồng độ acid uric tăng cao hơn.
  • Thịt nội tạng và thịt đỏ: Chúng bao gồm gan, lòng, não và thận. Các món đặc sản như ngỗng, thịt bê, thịt nai, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn và thịt xông khói đều chứa hàm lượng purin cao.
  • Một số hải sản: Cá trích, sò điệp, trai, cá tuyết, cá ngừ, cá hồi và cá tuyết chấm đen.
  • Nấm là loại thực phẩm từ thực vật chứa nồng độ purin cao, nếu bạn đang ở chế độ ăn kiêng và ăn chay nên chú ý không ăn quá nhiều nấm nhé.
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh gout cấp tính

Những ai có nguy cơ mắc phải gout cấp tính?

Bệnh gout có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, bệnh gout thường hay xuất hiện nhiều ở giới nam và giới nữ ở tuổi mãn kinh. Bạn cũng có thể có nhiều khả năng mắc gout hơn nếu có ba mẹ hay anh chị em ruột mắc bệnh. Chế độ ăn nhiều thịt đỏ và uống nhiều rượu làm tăng purin nên dễ mắc gout hơn những người có chế độ ăn lành mạnh.

Gout cấp tính gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Chế độ ăn ít purine trong điều trị gout cấp tính là gì?

Có thể điều trị dứt điểm gout cấp tính không?

Uống nhiều nước có lợi gì cho người bị bệnh gout cấp tính?

Hỏi đáp (0 bình luận)