Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong dân gian, quả kha tử là một loại dược liệu được dùng để chữa nhiều bệnh trong đó có các bệnh về đường tiêu hóa và hô hấp. Các thành phần của quả kha tử đã được khoa học chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus để chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu bạn quan tâm và muốn sử dụng quả kha tử trị ho thì không nên bỏ qua bài viết dưới đây.
Quả kha tử là một trong những vị thuốc được dùng để chữa nhiều bệnh. Trong đó, hạt kha tử trị ho, giảm đau họng là bài thuốc Đông y đã được sử dụng từ lâu. Dưới đây là tác dụng và cách dùng quả kha tử trị ho hiệu quả.
Cây kha tử cao trung bình khoảng 15 - 20m, có nhiều cành nhỏ, mọc đối xứng ở hai bên cành. Hoa cây kha tử màu trắng, có mùi thơm, mọc thành chùm ở đầu cành hoặc từ kẽ lá. Quả kha tử hình trứng, dài khoảng 3 - 4 cm và có 5 cạnh dọc. Quả chín có màu vàng, màu cam và cuối cùng là màu nâu nhạt. Quả kha tử có hạt cứng, màu đen nhạt. Thường được thu hoạch vào mùa thu - đông và phơi khô để bảo quản. Khi dùng làm thuốc sẽ được nghiền nhuyễn.
Theo Đông y, quả kha tử có tính ấm, vị đắng hơi hăng. Tác dụng chính là chữa ho khan, ho có đờm, khản tiếng, viêm họng, chữa viêm lợi, hen suyễn, cầm máu,...
Theo Đông y, hạt kha tử có vị cay nồng, hơi đắng, có thể quy vào các kinh phế và đại tràng. Trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ thường dùng hạt khả tử làm thuốc nhuận tràng, chống táo bón, kích thích tiêu hóa và giảm ho. Phần thịt bên ngoài hạt còn có tác dụng cầm máu, khản tiếng, hen suyễn, viêm họng, trị viêm loét lợi, ho khan, khản tiếng, ho có đờm.
Nghiên cứu hiện đại cho biết trong hạt kha tử có nhiều hợp chất quý có tác dụng chống ho và nhiễm trùng đường hô hấp như:
Hạt kha tử trị ho và viêm họng an toàn cho cả người lớn và trẻ em. Với từng trường hợp cụ thể sẽ có bài thuốc điều trị tương ứng.
Hạt kha tử có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với các thảo dược khác để chữa ho. Dưới đây là những phương pháp được sử dụng phổ biến.
Cách 1: Ngậm hạt kha tử trị ho
Chuẩn bị: 3 quả kha tử.
Cách sử dụng:
Cách 2: Kết hợp cam thảo và hạt kha tử trị ho
Cát cánh và cam thảo cũng là những thảo dược thường được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị ho và viêm họng. Có tác dụng sát trùng, long đờm làm tăng cường tác dụng chữa bệnh của hạt kha tử.
Chuẩn bị: 8g hạt kha tử, 10g cát cánh, 6g cam thảo.
Cách sử dụng:
Chứng phế hư là tình trạng suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan do bệnh kéo dài khiến cơ thể suy kiệt, thiếu chất, mệt mỏi, chất độc tích tụ. Người bị phế hư thường ho ngắn ngày, thở gấp, giọng yếu, đổ nhiều mồ hôi, sắc mặt nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi. Trong trường hợp này có thể dùng quả kha tử trị ho như sau:
Chuẩn bị: 80g kha tử, 6g cam thảo, 10g bạch dược.
Cách sử dụng:
Trẻ thường xuyên ho có đờm hoặc mắc các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi. Bệnh kéo dài khiến bé cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, thở khò khè và khó thở. Sử dụng hạt kha tử có thể làm dịu cơn ho, long đờm và giảm viêm nhiễm ở đường hô hấp
Chuẩn bị: Quả kha tử và 1 ít muối ăn.
Cách sử dụng:
Hạt kha tử còn được dùng để chữa ho khan kéo dài. Trong những trường hợp này, bạn có thể thực hiện bài thuốc dưới đây như sau:
Chuẩn bị: 4g kha tử và đẳng sâm.
Cách sử dụng:
Ho nhiều có thể gây khô họng và khiến bạn bị khản tiếng. Để khắc phục hiện tượng này, có thể kết hợp kha tử với ô mai và mật ong như sau.
Chuẩn bị: Kha tử, ô mai, mật ong nguyên chất.
Cách sử dụng:
Thực tế, ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể. Hiệu quả dùng trái kha tử trị ho phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ ho, cơ địa và kế hoạch chăm sóc. Ngoài ra, để sử dụng hiệu quả và an toàn, bạn cần lưu ý những điều sau:
Bài viết trên đã tổng hợp những cách dùng quả kha tử trị ho phổ biến nhất cho cả người lớn và trẻ em. Hy vọng những thông tin này giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc sức khỏe tại nhà và có thêm những lựa chọn điều trị ho tối ưu.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.