Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Quá tải cảm giác là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Ngày 20/03/2024
Kích thước chữ

Quá tải cảm giác là một trạng thái tinh thần phổ biến mà nhiều người trải qua trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận ra và hiểu rõ về hiện tượng này. Điều này có thể xảy ra khi chúng ta đối mặt với áp lực, căng thẳng hoặc có quá nhiều thông tin để xử lý trong một thời gian ngắn.

Không chỉ đơn giản là mệt mỏi, mà quá tải cảm giác còn là một trạng thái cảm xúc và tinh thần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu suất làm việc của chúng ta. Cùng Long Châu tìm hiểu “Quá tải cảm giác là gì?" và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng như các phương pháp khắc phục trong bài viết dưới đây.

Quá tải cảm giác là gì?

Khi các thông tin đầu vào từ năm giác quan vượt quá khả năng xử lý của não bộ có thể xuất hiện tình trạng quá tải cảm xúc. Những tình huống như cuộc trò chuyện trong một phòng đông người, ánh đèn chói hoặc một bữa tiệc ồn ào có thể làm cho giác quan trở nên quá tải.

Quá tải cảm giác là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục? 1
Quá tải cảm giác gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần

Mọi người đều có thể trải qua trạng thái quá tải cảm giác vì mỗi người đều phải đối mặt với những tình huống khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của trạng thái này có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người. Triệu chứng của quá tải cảm xúc có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nhưng một số triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Gặp khó khăn trong việc tập trung khi gặp các tình huống gây căng thẳng.
  • Thường xuyên trở nên cáu kỉnh, dễ cáu giận với những người xung quanh thậm chí với những điều nhỏ nhặt.
  • Cảm giác bồn chồn lo lắng và không thoải mái.
  • Cảm thấy muốn bịt tai hoặc che mắt để tránh những ảnh hưởng âm thanh và ánh sáng mạnh mẽ.
  • Không kiểm soát được cảm xúc, trạng thái cảm xúc có thể trở nên quá phấn khích hoặc đau khổ và có thể dễ dàng rơi vào trạng thái stress cao.
  • Cảm thấy căng thẳng, sợ hãi hoặc lo lắng, không cảm thấy thoải mái và an toàn về môi trường xung quanh.
  • Trở nên nhạy cảm hơn với những vật dụng cọ xát với da, âm thanh hoặc ánh sáng mạnh.

Các triệu chứng trên có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày của người bị quá tải cảm xúc.

Nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải cảm xúc

Bộ não được coi như một hệ thống máy tính phức tạp, nhận thông tin từ môi trường sống qua các giác quan và xử lý chúng để đưa ra các phản ứng phù hợp. Tuy nhiên, khi có quá nhiều thông tin cần xử lý cùng một lúc, bộ não không thể đảm nhận hết. Đối với một số người, điều này có thể dẫn đến tình trạng "mắc kẹt" thông tin, khiến não không thể ưu tiên xử lý thông tin từ các giác quan. 

Trong trường hợp này, não gửi tín hiệu cho cơ thể giảm đầu vào thông tin. Việc cảm thấy bị "mắc kẹt" bởi một lượng lớn thông tin đầu vào khiến cơ thể bắt đầu cảm thấy hoảng sợ theo một chuỗi phản ứng tự nhiên. Quá tải cảm giác không phân biệt và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Ngoài ra, nó cũng là triệu chứng thường gặp trong một số tình trạng sức khỏe như:

  • Tự kỷ: Tự kỷ là một rối loạn phổ biến ảnh hưởng đến cách mà người bệnh tương tác và xử lý thông tin. Người tự kỷ thường có cảm giác quá nhạy cảm đối với các yếu tố xung quanh, bao gồm cả âm thanh, ánh sáng, mùi hương và xúc giác dẫn đến khả năng xảy ra quá tải cảm giác.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): ADHD thường đi kèm với sự không kiểm soát trong việc xử lý thông tin từ môi trường xung quanh. Sự cạnh tranh giữa các thông tin đầu vào có thể làm tăng cảm giác quá tải cảm giác ở những người này.
  • Rối loạn lo âu tổng quát và PTSD: Cảm giác mệt mỏi và căng thẳng liên tục có thể làm cho người bệnh trở nên nhạy cảm với các yếu tố kích thích từ môi trường. Khi cơ thể và tâm trí đã ở trong trạng thái căng thẳng, thì bất kỳ kích thích nào cũng có thể dễ dàng gây ra sự quá tải cảm xúc.
  • Đau cơ xơ hóa: Đau cơ xơ hóa là một tình trạng y tế liên quan đến sự khó chịu và đau đớn trong cơ bắp và các mô liên kết. Sự đau đớn liên tục có thể làm tăng cảm giác nhạy cảm của các giác quan, góp phần vào tình trạng quá tải cảm giác.
  • Bệnh đa xơ cứng (MS): Sự gia tăng các kích thích từ giác quan có thể dẫn đến quá tải cảm giác, đặc biệt là trong các giai đoạn bùng phát của bệnh MS.
Quá tải cảm giác là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục? 2
Tự kỷ là một trong những tình trạng sức khỏe có thể gây ra quá tải cảm xúc

Ngoài ra, các vấn đề sức khoẻ khác như rối loạn cảm giác, hội chứng mệt mỏi mãn tính và hội chứng Tourette cũng có thể đóng vai trò trong việc gây ra tình trạng quá tải cảm xúc.

Biện pháp khắc phục tình trạng quá tải cảm giác

Các biện pháp khắc phục tình trạng quá tải cảm giác có thể bao gồm:

  • Xác định nguyên nhân: Đầu tiên, bạn cần phải nhận biết được nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng quá tải cảm giác của mình. Điều này có thể là tiếng ồn, ánh sáng chói, môi trường đông đúc hoặc các yếu tố kích thích khác.
  • Hạn chế tiếp xúc: Sau khi đã nhận biết được nguyên nhân, hãy cố gắng giảm tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích bằng cách tránh những tình huống hoặc môi trường có thể làm tăng cảm giác căng thẳng.
  • Thực hiện kỹ thuật thư giãn: Học và thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền, thở sâu, yoga hoặc tập thể dục nhẹ có thể giúp giảm căng thẳng và làm dịu tình trạng quá tải cảm giác.
  • Quản lý căng thẳng: Có nhiều phương pháp thư giãn hữu ích để quản lý căng thẳng và giảm áp lực tinh thần như tham gia vào các buổi workshop sáng tạo hội họa, làm đồ thủ công hoặc tham gia các buổi thảo luận về những chủ đề thú vị,...
  • Thay đổi lối sống: Đảm bảo bạn có một chế độ sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và đảm bảo giấc ngủ chất lượng. Nên tạo ra một môi trường sống thoải mái để giảm bớt tình trạng quá tải cảm xúc.

Nếu tình trạng quá tải cảm giác của bạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia y tế hoặc tâm lý học để được điều trị một cách hiệu quả.

Quá tải cảm giác là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục? 3
Tập thể dục đều đặn giúp giảm tình trạng quá tải cảm xúc

Tóm lại, việc nhận biết và hiểu rõ nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục quá tải cảm giác là vô cùng quan trọng để duy trì sức khỏe tinh thần và cảm xúc ổn định. Hy vọng rằng qua những thông tin Long Châu đã chia sẻ có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng quá tải cảm giác của bản thân và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin