Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiểu rõ quá trình của thủy đậu giúp chúng ta có kế hoạch điều trị bệnh hiệu quả và từ đó hạn chế tối đa khả năng xảy ra các biến chứng nguy hiểm.
Thủy đậu là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay với tỷ lệ người mắc bệnh ngày một tăng cao. Bệnh này tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu trong quá trình thủy đậu mà không biết cách chăm sóc, giữ gìn cũng sẽ gây ra các biến chứng về thẩm mỹ cũng như sức khỏe .
Nguyên nhân bệnh thủy đậu là do virus varicella zoster gây ra. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm vì thế khi tiếp xúc với người mắc bệnh, người khỏe có nguy cơ lây bệnh rất cao.
Đặc biệt con đường lây bệnh thủy đậu chủ yếu qua hô hấp. Điều đó có nghĩa là khi bạn nói chuyện trực tiếp với người mang bệnh mà không sử dụng khẩu trang y tế để bảo vệ hoặc ăn uống chung bát đũa, ngủ chung giường cũng dễ dàng bị lây bệnh.
Diễn biến bệnh thủy đậu gồm 3 giai đoạn chính: giai đoạn ủ bệnh, bùng phát và lành bệnh. Ở giai đoạn ủ bệnh, trên cơ thể người này chưa xuất hiện dấu hiệu nào cho thấy đó chắc chắn là bệnh thủy đậu. Nhưng những bất thường bên trong cơ thể là “chuông báo” căn bệnh sắp bùng phát. Cụ thể, lúc này người bệnh có những biểu hiện như mệt mỏi kèm theo sốt cao, đau đầu, buồn nôn, viêm họng đỏ và có hạch sau tai. Những biểu hiện này khá giống với cảm cúm thông thường do vậy có rất nhiều người chủ quan, xem thường.
Giai đoạn bùng phát bệnh là lúc những nốt mụn nước đỏ bắt đầu xuất hiện. Lúc đầu là vài nốt, sau đó nổi lên nhiều hơn ở khắp nơi trên cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy ở vùng da có mụn nhưng tuyệt đối không được gãi vì một khi mụn nước vỡ ra, da bị nhiễm trùng thì khả năng lây lan sang nhiều nơi khác trên cơ thể là rất cao. Mụn bị nhiễm trùng sẽ chuyển sang màu thâm đen, bên trong chứa đầy mủ. Đây là giai đoạn người bệnh dễ mắc các biến chứng nguy hiểm nếu không có sức đề kháng tốt và điều trị đúng cách.
Cuối cùng là giai đoạn bệnh lành. Lúc này mụn bắt đầu đóng vảy và dần biến mất. Nếu quá trình điều trị đúng thì bệnh sẽ không để lại sẹo trên da.
Như vậy quá trình của bệnh thủy đậu diễn ra rất rõ ràng, chỉ cần bạn chú ý đến những biến đổi bất thường trên cơ thể thì sẽ sớm phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị nhanh chóng.
Để giúp những triệu chứng mau chóng thuyên giảm trong quá trình bệnh thủy đậu, đồng thời không gây ra biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần chú ý:
Kiêng đến chỗ đông người
Khi bị thủy đậu, bệnh nhân dễ lây cho những người xung quanh cả trước lẫn sau khi phát ban. Cụ thể, bệnh lây truyền gián tiếp qua tiếp xúc với quần áo hoặc các vật dụng khác đã nhiễm dịch tiết từ vết mụn phồng rộp của người bệnh. Vì vậy, người bệnh cần kiêng đến chỗ đông người để tránh lây lan sang cho người khác.
Tránh vận động mạnh làm vỡ nốt mụn
Trong quá trình thủy đậu bệnh nhân cần kiêng vận động, tránh đụng chạm nhiều đến vết mụn và nhớ bôi thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, hãy để những vết mụn này đóng vảy và khô tự nhiên.
Bôi thuốc đều đặn
Đối với các nốt đỏ đã bị vỡ, cần vệ sinh sát khuẩn cẩn thận rồi bôi thuốc xanh methylen để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Đảm bảo chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin A, C, kẽm để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời, người bệnh nên kiêng đồ nếp và đồ tanh vì chúng có thể làm cho nốt mụn thủy đậu sưng tấy hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên hạn chế ăn đồ cay nóng, các món xào nhiều dầu mỡ để cơ thể chuyển hóa năng lượng tốt hơn.
Hường
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.