Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không? Các biện pháp quan hệ tình dục an toàn

Ngày 22/12/2022
Kích thước chữ

Quan hệ tình dục đồng giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe, trong đó có bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs). Vậy quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không? Các biện pháp giúp quan hệ tình dục an toàn là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Quan niệm về yêu đồng giới đang nhận được nhiều sự ủng hộ trên khắp thế giới. Tuy nhiên, quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh lý tình dục như lậu hay giang mai. Điều này khiến nhiều người băn khoăn không biết quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không?

Những con đường lây nhiễm HIV

HIV là một căn bệnh đáng sợ với hội chứng gây suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân. Điều này không chỉ khiến sức khỏe người bệnh suy kiệt nhanh chóng mà mầm bệnh từ môi trường có thể dễ dàng tấn công và phát triển gây bệnh.

Từ khi virus HIV (Human Immunodeficiency Viruses) được phát hiện vào năm 1970, căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay phác đồ điều trị bệnh hoàn toàn. Hiện nay, các loại thuốc được sử dụng trong điều trị HIV chỉ có tác dụng ức chế một phần virus và nâng cao sức đề kháng của người bệnh, nhằm kéo dài sự sống.

Căn bệnh thế kỷ HIV lây nhiễm chính qua ba con đường sau:

  • Đường tình dục: Đây là con đường lây nhiễm phổ biến và nguy hiểm. Người có thể bị lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục trong điều kiện không an toàn, không sử dụng các biện pháp bảo vệ.
  • Đường máu: Máu có thể là con đường trung gian khiến virus HIV lây nhiễm từ người sang người. Trường hợp thường gặp như sử dụng chung bơm kim tiêm, truyền máu không an toàn, kim xăm trổ… hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu người có chứa virus HIV.
  • Đường từ mẹ sang con: Nếu người mẹ bị nhiễm HIV thì có thể lây cho con trong quá trình mang thai hoặc cho con bú.

Các con đường lây nhiễm HIV cần được kiểm soát triệt để, tránh để bệnh bùng phát thành dịch, gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.

Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không? Các biện pháp giúp quan hệ tình dục an toàn 1 HIV là căn bệnh nguy hiểm với hội chứng suy giảm miễn dịch

Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không? 

Như đã đề cập, con đường quan hệ tình dục là một trong ba phương thức lây truyền HIV phổ biến. Đặc biệt, quan hệ tình dục ở đối tượng đồng tính nam được đánh giá có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn. Vậy tại sao tỷ lệ nhiễm HIV ở đối tượng đồng tình đang ngày càng ra tăng, dưới đây là một số lý do chính như sau:

Cách quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục không an toàn được định nghĩa khi các chất dịch cơ thể như máu hay tinh dịch có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với “đối tác” thực hiện cùng. 

Đa phần, cách quan hệ đồng tính nam thường được thực hiện qua hậu môn. Lớp niêm mạc vùng hậu môn thường rất mỏng và dễ bị tổn thương trong lúc quan hệ. Chính điều này đã tạo điều kiện mở đường cho virus HIV lây lan.

Mặt khác, quan hệ tình dục với miệng cũng có khả năng lây nhiễm HIV nếu niêm mạc miệng bị chà xát hoặc có vết thương hở trong khoang miệng. Ngoài ra, nếu trong lúc quan hệ không sử dụng bao cao su đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ truyền nhiễm HIV và các bệnh lý tình dục khác cho bạn tình.

Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không? Các biện pháp giúp quan hệ tình dục an toàn 2 Không sử dụng bao cao su làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

Hiểu biết sai lệch

Nhiều người quan niệm HIV chỉ lây qua cách quan hệ tình dục truyền thống, giữa nam và nữ còn quan hệ đồng tính sẽ không có nguy cơ lây nhiễm. Đây là một sai lầm nguy hiểm vì quan hệ đồng tính nam không chỉ có nguy cơ lây nhiễm HIV mà tỷ lệ lây nhiễm còn cao hơn so với những con đường khác. 

Không những thế, tình trạng lây truyền bệnh tình dục qua quan hệ đồng tính đang ngày càng gia tăng qua từng năm. Theo thống kê năm 2018 cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh HIV trong nhóm quan hệ đồng tính là 10.8%, tăng nhanh hơn nhiều so với năm 2011 với tỷ lệ chỉ khoảng 2.9%. 

E ngại tới bệnh viện

Đồng tính nam thường có tâm lý e ngại tới bệnh viện để thăm khám vấn đề nhạy cảm do sợ ánh nhìn phán xét của người khác. Điều này vô tình đã khiến nhiều nam giới đồng tính không phát hiện ra bệnh và điều trị kịp thời. 

Vì vậy, những đối tượng thường quan hệ đồng tính và không sử dụng các biện pháp an toàn tình dục cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất nếu có.

Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không? Các biện pháp giúp quan hệ tình dục an toàn 3 Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không? Đáp án là rất có khả năng nếu không thực hiện những biện pháp quan hệ an toàn

Cách quan hệ tình dục an toàn cho người đồng tính

Tuy quan hệ đồng tính có nguy cơ cao mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng nếu biết cách bảo vệ bản thân và bạn tình thì sẽ hạn chế lây nhiễm bệnh. Tình dục an toàn là không để chất dịch cơ thể như máu hay tinh dịch tiếp xúc trực tiếp với bạn tình.

Đầu tiên, phương pháp đơn giản nhất là sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ. Điều này có thể tránh tình trạng máu tiếp xúc với niêm mạc tổn thương ở vùng hậu môn hay miệng, họng. Ngoài ra, có thể sử dụng thêm chất bôi trơn để tránh tình trạng xước xát trong quá trình quan hệ.

Mặt khác, nên tìm hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của đối phương trước khi tiến thêm bước nữa. Vì vậy, cần tránh quan hệ với nhiều người trong một thời điểm sẽ tăng nguy cơ nhiễm bệnh cũng như lây bệnh. Chung thủy với một bạn tình là cách phòng chống lây nhiễm bệnh hiệu quả.

Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không? Các biện pháp giúp quan hệ tình dục an toàn 4 Nên tìm hiểu về sức khỏe của đối phương trước khi quan hệ

Đồng thời, tránh quan hệ tình dục trong trạng thái mất kiểm soát sau khi sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc gây nghiện… Điều quan trọng là cần sự đồng thuận giữa hai người, tránh bắt ép đối phương trong bất cứ trường hợp nào.

Ngoài ra, nên cùng đối phương đi khám sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng/lần để đảm bảo hai người không mang bệnh lây truyền. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục đã có vaccine phòng ngừa như viêm gan B hay HPV cho đối tượng nữ giới, nên tiêm phòng để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh lý đường tình dục.

Trên đây là bài viết của Nhà thuốc Long Châu về câu hỏi “Quan hệ đồng tính có bị nhiễm HIV không?”. Hy vọng với bài viết, bạn có thể biết được những thông tin cơ bản về chủ đề này. HIV là căn bệnh thế kỷ nguy hiểm khi chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể kéo dài sự sống cho người mắc. Đồng tính nam là đối tượng có nguy cơ cao mắc HIV qua con đường quan hệ tình dục. Tuy nhiên, thực hiện các biện pháp giúp quan hệ tình dục an toàn, đồng thời đi khám sức khỏe thường xuyên sẽ giúp phòng tránh lây truyền bệnh hiệu quả.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.