Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Quy trình nội soi can thiệp cầm máu được thực hiện như thế nào?

Ngày 17/03/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Nội soi can thiệp cầm máu là gì? Quy trình nội soi can thiệp cầm máu được thực hiện như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn qua bài chia sẻ này nhé!

Nội soi can thiệp cầm máu là một trong những kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa. Thông qua phương pháp này, nhiều bệnh nhân được điều trị với mức độ xâm lấn tối thiểu và rút ngắn thời gian hồi phục.

Nội soi can thiệp cầm máu là phương pháp gì?

Nội soi can thiệp cầm máu là một phương pháp can thiệp điều trị nhằm mục đích cầm chảy máu tổn thương thông qua nội soi đường tiêu hóa. Phương pháp này có thể áp dụng cho các tổn thương ở bất kỳ vị trí nào trong quá trình nội soi và có ưu điểm là kỹ thuật đơn giản, dễ áp ​​dụng, tiết kiệm chi phí.

quy-trinh-noi-soi-can-thiep-cam-mau-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao 1.jpg
Nội soi can thiệp cầm máu giúp cầm chảy máu tổn thương thông qua nội soi đường tiêu hóa

Cơ chế tác dụng của dung dịch tiêm là hỗn hợp nước muối sinh lý pha Adrenalin gây phồng lớp tổ chức dưới niêm mạc ép vào các mạch máu đang chảy máu để cầm máu và Adrenalin gây co mạch cục bộ. Tuy nhiên, phương pháp này hiện không được khuyến khích sử dụng đơn thuần mà nên kết hợp với các phương pháp cầm máu khác.

Trường hợp nào cần nội soi can thiệp cầm máu?

Hầu hết bệnh nhân nhập viện vì xuất huyết tiêu hóa trên hoặc dưới đều cần nội soi can thiệp cầm máu. Các bệnh lý cụ thể cho các chỉ định này là:

  • Bệnh lý giãn vỡ tĩnh mạch thực quản.
  • Hội chứng Mallory Weiss.
  • Bệnh lý viêm loét ung thư xuất huyết ở thực quản.
  • Bệnh lý viêm loét ung thư xuất huyết ở dạ dày tá tràng.
  • Bệnh lý viêm loét ung thư xuất huyết ở đại tràng.
  • Trĩ nội xuất huyết.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân bị sốc giảm thể tích tuần hoàn với huyết áp dưới 90/60 mmHg.
  • Bệnh nhân nghi ngờ nhồi máu cơ tim, hội chứng mạch vành cấp, phình động mạch chủ, rối loạn nhịp tim phức tạp, tăng huyết áp không kiểm soát và suy hô hấp.
  • Trường hợp nghi ngờ bị thủng ống tiêu hóa.
  • Người bệnh không thể hợp tác do mắc bệnh tâm thần kinh, nếu cần khám thì phải dùng thuốc tiền mê.
  • Bệnh nhân mang thai nếu bắt buộc phải nội soi can thiệp, phải giải thích trước cho người nhà và người bệnh các nguy cơ rủi ro cho thai nhi và phải được sự đồng ý của người bệnh và gia đình, có ghi vào giấy cam đoan đồng ý làm thủ thuật.
quy-trinh-noi-soi-can-thiep-cam-mau-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao 2.jpg
Nội soi can thiệp cho phụ nữ mang thai cần phải được sự đồng ý của người bệnh và gia đình

Quy trình nội soi can thiệp cầm máu được thực hiện như thế nào?

Các thủ thuật nội soi để can thiệp cầm máu ở đường tiêu hóa về cơ bản tương tự như bất kì thủ thuật nội soi can thiệp khác.

Trước khi vào phòng thủ thuật can thiệp, bệnh nhân được khám kỹ lưỡng và được thực hiện các xét nghiệm thường quy. Qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe tổng thể. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa thì cần phải can thiệp cầm máu qua nội soi.

Bác sĩ cần tư vấn cho người bệnh, người nhà và giải thích sự cần thiết của nội soi cầm máu trên đường tiêu hóa nếu có chỉ định trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

Ngoài ra, quy trình phẫu thuật và những rủi ro có thể xảy ra cũng được giới thiệu kỹ lưỡng cho bệnh nhân để bệnh nhân hiểu và chấp nhận. Sau đó, các công việc chuẩn bị và phương tiện theo dõi trước khi khám nội soi như nhịn ăn hoặc thụt tháo cần được sắp xếp sẵn sàng trước khi cuộc nội soi chính thức bắt đầu.

Trong trường hợp xuất huyết ở đường tiêu hóa trên, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn nằm nghiêng bên trái, không gồng người và cố gắng hít thở sâu và đều đặn bằng mũi và miệng phối hợp với động tác nuốt xuống khi kỹ thuật viên đưa ống nội soi vào đường miệng. Bác sĩ sẽ quan sát, đánh giá cẩn thận bề mặt đoạn ống tiêu hóa và can thiệp ngay nếu phát hiện chảy máu.

quy-trinh-noi-soi-can-thiep-cam-mau-duoc-thuc-hien-nhu-the-nao 3.jpg
Bác sĩ sẽ đánh giá cẩn thận bề mặt đoạn ống tiêu hóa và can thiệp ngay nếu phát hiện chảy máu
  • Cụ thể, bệnh nhân nhập viện do nôn ra máu ồ ạt, nội soi cho thấy tĩnh mạch thực quản bị giãn, vỡ thì sẽ được nhanh chóng đưa dụng cụ vào để cầm máu tại chỗ bằng cách chích xơ, cột thắt…, nhằm bít tắc ngòi chảy máu .
  • Nếu bệnh nhân đến khám vì tiêu phân đen kèm đau thượng vị kéo dài, bác sĩ cũng sẽ tập trung tìm kiếm các ổ loét ở niêm mạc dạ dày, tá tràng rồi tiêm thuốc cầm máu tại chỗ và kẹp clip. Không những vậy, mẫu niêm mạc sẽ được gắp lấy và đưa ra ngoài, làm xét nghiệm kiểm tra đánh giá sự có mặt của vi khuẩn Helicobacter Pylori ngay tại phòng nội soi.
  • Nếu có chảy máu ở ống tiêu hóa dưới thì đường tiếp cận sẽ qua hậu môn. Thông thường nguồn gốc chảy máu là viêm loét đại tràng hoặc khối u, polyp, sẽ được nội soi đại tràng cầm máu bằng tiêm thuốc, chích xơ để ngăn chặn sự chảy máu tiếp diễn.

Theo dõi tai biến nội soi can thiệp tiêm cầm máu

Xin lưu ý rằng những bệnh nhân được can thiệp trong các tình huống khẩn cấp có nguy cơ bị rối loạn chức năng tuần hoàn và hô hấp. Vì vậy, phải luôn theo dõi tình trạng bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện.

  • Tiêm cầm máu bằng Adrenalin đơn thuần có nguy cơ tái xuất huyết cao hơn so với phối hợp tiêm cầm máu bằng Adrenalin với kẹp clip hoặc cầm máu bằng nhiệt. Vì vậy, cần theo dõi chặt chẽ người bệnh để kịp thời phát hiện các trường hợp tái xuất huyết và có phương pháp điều trị thích hợp.
  • Theo dõi các biến chứng khác của nội soi tiêu hóa, đặc biệt là thủng đường tiêu hóa.
  • Tác dụng phụ của Adrenalin hầu như hiếm gặp.

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về phương pháp nội soi can thiệp tiêm cầm máu cũng như quy trình thực hiện của phương pháp này. Hãy đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị để hạn chế những rủi ro không  mong muốn nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm